Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker giảm sâu, giá bán suy giảm, kết quả kinh doanh xi măng 5 tháng đầu năm 2023 ảm đạm,Tổng Công ty Xi măng VN (VICEM) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động của mình.
Tòa tháp trơ khung của Vicem ngay tại “đất vàng” Hà Nội có tổng mức đầu tư 2.743 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2022, Vicem đã đầu tư vào khối nhà bỏ hoang này gần 774 tỷ đồng.
Tòa tháp nghìn tỷ của Vicem dù đã được lên phương án chuyển nhượng nhưng không thành, Vicem đành tiếp tục đề xuất giữ lại để hoàn thiện sử dụng. Kết quả kinh doanh của Vicem vẫn lãi nghìn tỷ năm 2022.
Công ty CP xi măng Xuân Thành, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn, Công ty CP Xi măng Hoàng Long, Công ty CP Xi măng Thành Thắng Group, Công ty CP Vissai Hà Nam vào “tầm ngắm” thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thống kê cho thấy, Công ty CP Xi măng Hạ Long đã thực hiện mời thầu 405 gói, với tổng giá trị trúng thầu hơn 5.173 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu giá trị “khủng” có tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp, thậm chí sát mức 0%.
Công ty CP Đại lý vận tải biển Hoàng Long là nhà thầu duy nhất đạt đánh giá kỹ thuật tại gói thầu Dịch vụ vận chuyển clinker vào Công ty TNHH MTV Xi măng Hạ Long, có trị giá hơn 197 tỷ đồng.
Dù có vốn rất lớn, lên đến trên 15.318 tỷ đồng và không thua lỗ nhưng 6 tháng đầu năm 2020, công ty mẹ VICEM có chi phí thuế thu nhập hiện hành là 0 đồng.
(Kiến Thức) - Bộ Công an đang điều tra, xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) trong đầu tư các dự án ở Hà Nội.
Đại diện Bộ Xây dựng cho hay, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Xi măng (VICEM) đã thực hiện các nội dung kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước như xử lý hành chính, thu hồi và kiểm điểm.
Kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều yếu kém, sai phạm tại các đơn vị thuộc Vicem.
(Kiến Thức) - Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, nhiều đơn vị thuộc Vicem rơi vào tình trạng thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu. Trong đó, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2018 của Vicem Tam Điệp là 1.103 tỷ đồng; Công ty Xi măng Sông Thao là 410 tỷ đồng…
ộ Xây dựng rà soát, điều chỉnh tiến độ và đề xuất được Thủ tướng chấp thuận phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, Hud và Vicem thực hiện cổ phần hóa trong năm nay.
(Kiến Thức) - Loạt dự án của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) nằm trên các lô đất vàng từ Hà Nội đến các tỉnh trong cả nước đều được giới thiệu, quảng bá rầm rộ lúc đầu, song đến khi triển khai lại trì trệ và bỏ hoang.
(Kiến Thức) - Nguyên nhân chênh lệch cả nghìn tỷ đồng khi xác định tài sản, giá trị vốn nhà nước tại Vicem trước cổ phần hóa được chỉ ra là, khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa, Vicem bỏ quên giá trị quyền khai thác khoảng sản của một số công ty con.
(Kiến Thức) - Dù tài chính công ty mẹ ổn định thì các công ty con của Vicem đang thua lỗ nghìn tỉ và mất an toàn về tài chính. Điển hình là dự án Vicem Tower có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng sau gần 10 năm thi công vẫn bị bỏ hoang.
(Kiến Thức) - Bên cạnh lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng của công ty mẹ, nhiều công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) làm ăn thua lỗ, mất vốn.
(Kiến Thức) - Ban Bí thư đánh giá, những vi phạm của nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Trần Việt Thắng là nghiêm trọng, làm thiệt hại đối với lợi ích doanh nghiệp, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng...