Tự đánh mất chính mình, Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga-Trung?

(Kiến Thức) - Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Mỹ đánh giá Washington đã đánh mất lợi thế quân sự so với Nga và Trung Quốc. Họ yêu cầu Lầu Năm Góc đẩy mạnh phát triển vũ  khí mới để lấy lại lợi thế.
 

Mỹ đã mất đi lợi thế quân sự ở mức độ đáng báo động và có thể thua trong một cuộc chiến nếu có với Nga và Trung Quốc, theo báo cáo mới công bố hôm 14/11 của ủy ban lưỡng đảng do Quốc hội Mỹ lập ra để đánh giá chiến lược quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Ủy ban chiến lược quốc phòng, gồm các quan chức cấp cao của đảng Dân chủ và Cộng hòa đánh giá chiến lược quốc phòng hiện tại của chính quyền Tổng thống Trump di chuyển không đủ nhanh để đáp ứng các mối đe dọa ngày càng tăng, đặc biệt là sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc.

Báo cáo của Ủy ban chiến lược quốc phòng được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc giảm ngân sách quốc phòng năm 2020, sau đợt tăng trong năm tài chính 2018 và 2019.

Mỹ không còn là số 1

Báo cáo hoan nghênh việc chính quyền Tổng thống Trump tập trung nhiều hơn vào Nga và Trung Quốc, trái ngược với chiến lược tập trung vào nhiệm vụ chống khủng bố của chính quyền cũ. Tuy nhiên, chính sách quốc phòng của Tổng thống Trump không giải thích được mục tiêu chiến lược và cách đáp ứng với mối nguy hiểm.

Tu danh mat chinh minh, My se thua trong cuoc chien voi Nga-Trung?
 Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ trong cuộc tập trận với Nhật Bản vào đầu tháng 11. Ảnh: CNN.

“Chiến lược quốc phòng thường dựa quá nhiều vào các giả định chưa thực sự thuyết phục cùng với những phân tích yếu. Nó để lại nhiều câu hỏi quan trọng chưa được trả lời về cách Mỹ sẽ đáp ứng những thách thức trong một thế giới ngày càng nguy hiểm”, trích báo cáo.

Ủy ban cảnh báo Washington không di chuyển đủ nhanh và đầu tư chưa đầy đủ vào thiết bị và công nghệ mới. Điều đó làm xói mòn ưu thế quân sự của Mỹ và nó có thể trở nên nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.

“Có một suy nghĩ đáng báo động về sự tự mãn, rằng mọi người đã trở nên quen với việc Mỹ có thể đạt được những gì họ muốn trên thế giới, bao gồm sức mạnh quân sự và không chú ý đến các cảnh báo”, Kathleen Hicks, cựu Phó thư ký quốc phòng về chiến lược, kế hoạch và lực lượng dưới thời Tổng thống Barack Obama, thành viên của Ủy ban chiến lược quốc phòng nói.

Ủy ban gồm 12 người là các chuyên gia hàng đầu phác thảo nên bức tranh ảm đạm về ưu thế quân sự của Mỹ. Quân đội Mỹ thống trị thế giới trong nhiều thập niên, đó là điều không thể tranh cãi. Tuy nhiên, quân đội đã không nhận được các nguồn lực, sự đổi mới để duy trì ưu thế quân sự.

Cán cân quân sự đang dịch chuyển theo hướng ngày càng bất lợi cho Mỹ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông, làm suy yếu niềm tin của các đồng minh và làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang.

“Quân đội Mỹ có thể tổn thất nặng về nhân lực và tài sản trong cuộc chiến trong tương lai. Họ có thể phải nỗ lực để giành chiến thắng, cũng có thể thua trong cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc. Đặc biệt, Mỹ có thể bị choáng ngợp nếu quân đội phải chiến đấu trên 2 hay nhiều mặt trận cùng lúc”, trích báo cáo.

Giải pháp 32 điểm

Ủy ban đã lập ra một danh sách gồm 32 đề xuất yêu cầu Lầu Năm Góc giải thích rõ hơn về cách họ sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Để chống lại Nga và Trung Quốc, ủy ban đề xuất hải quân Mỹ nên mở rộng hạm đội tàu ngầm, lực lượng hậu cần đường biển.

Không quân nên phát triển nhiều máy bay trinh sát, các máy bay chiến đấu tàng hình tầm xa và ném bom. Quân đội Mỹ nên phát triển các phương tiện chiến đấu bọc thép mới, tên lửa tầm xa, tăng cường năng lực phòng không và hậu cần.

Tu danh mat chinh minh, My se thua trong cuoc chien voi Nga-Trung?-Hinh-2
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Ảnh: USAF. 

Ủy ban cũng ủng hộ việc hiện đại hóa lực lượng răn đe hạt nhân. Đề cử một số quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc lên phụ trách việc phát triển hệ thống phòng không và tên lửa đánh chặn mới. Ủy ban cho rằng năng lực phòng không của Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào không quân.

Tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ vẫn là MIM-104 Patriot được phát triển từ những năm 1980. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc liên tục cho ra đời các loại tên lửa phòng không mới, đặc biệt là S-400 Triumf của Nga và sắp tới là S-500.

Ngoài ra, ủy ban cảnh báo chương trình mua sắm quốc phòng hiện tại của Lầu Năm Góc chứa đựng quá nhiều rủi ro. Ủy ban kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ và Quốc hội xây dựng chiến lược mua sắm quốc phòng mới, tập trung vào các công nghệ tiên tiến có thể tạo ra bước đột phá giúp duy trì lợi thế quân sự của Mỹ.

Eric Edelman, cựu Thứ trưởng Quốc phòng về chính sách dưới thời Tổng thống George W.Bush, đồng chủ tịch ủy ban cùng với đô đốc nghỉ hưu Gary Roughead, cho biết báo cáo phải vật lộn với những hậu quả sau nhiều năm bỏ qua các cảnh báo về sự xói mòn ưu thế của quân đội.

“Nga và Trung Quốc đã học được từ những gì chúng tôi đã làm. Họ học được từ thành công của chúng tôi. Trong khi chúng tôi vẫn đang theo đuổi mô hình chiến tranh truyền thống, họ đã chuẩn bị cho loại hình chiến tranh cao cấp mà chúng tôi đã không tham gia trong thời gian dài”, Edelman nói.

Ông Edelman cho biết thêm mọi người đã mất đi tầm nhìn về môi trường an ninh quốc tế đã trở nên phức tạp hơn đối với Mỹ. Vì nhiều lý do mà công chúng và Quốc hội không chú ý đến tính cấp bách của vấn đề để kịp thời hành động.

Mời độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn VTC14)

Không quân Mỹ chi thêm tỷ USD thành lập 74 phi đội mới

(Kiến Thức) - Không quân Mỹ khẳng định họ cần thêm tối thiểu 74 phi đội và khoảng 40.000 nhân lực để đối phó với các mối nguy hại trong tương lai.

Khong quan My chi them ty USD thanh lap 74 phi doi moi
 Trong bài phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ tư vừa rồi, một tướng không quân của Mỹ đã khẳng định rằng lực lượng này cần thêm rất nhiều tiền và quyền hạn trong tương lai để có thể đảm bảo được an ninh quốc gia của nước Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.

Gần nửa binh sĩ Mỹ tin sẽ phải chiến tranh với Nga - Trung Quốc

Gần một nửa binh sĩ Mỹ tin rằng nước này sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lớn với Nga hoặc Trung Quốc ngay trong năm 2019 tới.
 

Theo một khảo sát gần đây đối với các binh sĩ Mỹ đăng trên Tạp chí Quân sự Mỹ, 46% binh sĩ và tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nước này cho rằng Mỹ sẽ xung đột vũ trang quy mô lớn năm 2019.

Ngắm chiến đấu cơ "khoẻ" nhất châu Âu với 500.000 giờ bay

(Kiến Thức) - Tổng số toàn bộ giờ bay của các chiến đấu cơ Eurofigher Typhoon trên khắp thế giới đã bước qua con số 500.000 giờ bay - nhiều hơn bất cứ loại chiến đấu cơ nào khác do châu Âu sản xuất.

Ngam chien dau co
 Thông tin vừa được truyền thông châu Âu đăng tải cho biết các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon đã vượt qua tổng số 500.000 giờ bay vào hồi đầu tháng 11 vừa rồi. Nguồn ảnh: Wiki.

Đọc nhiều nhất

Tin mới