Từ chối học bổng tiến sĩ Úc, bán nhà, lên núi trồng rau hữu cơ

Anh Lê Đình Quả quyết định nghỉ việc ở một đơn vị nhà nước, khước từ học bổng tiến sĩ ở Úc, về quê vợ tại Bố Trạch (Quảng Bình) trồng rau hữu cơ…

Bỏ phố lên núi
Anh Quả sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học và được nhận vào làm việc tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đóng tại Quy Nhơn (Bình Định). Anh bảo vệ luận văn thạc sĩ hạng ưu tại Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, là nguồn cán bộ trẻ của viện.
Với những nghiên cứu khoa học thành công như áp dụng các mô hình thâm canh làm giàu từ rau sạch, anh được dự án ACIAR Việt Nam cấp học bổng học tiến sĩ tại Úc, nhưng anh từ chối, quyết định về quê vợ khởi nghiệp trồng rau hữu cơ.
Nhận thấy đất đai ở quê nhiều, tương lai rau sạch hữu cơ được ưa chuộng từ gia đình đến trường học, bếp công nghiệp, anh Quả thuyết phục vợ về xã Hòa Trạch (Bố Trạch) tìm mua đất. Vợ anh kể: “Ngày anh ấy tâm sự sẽ bỏ biên chế nhà nước, em nghe rụng rời. Đã có nhà cửa ở Quy Nhơn, tương lai đang tốt đẹp, vậy mà anh ấy có quyết định như vậy, nhưng thuyền theo lái, gái theo chồng, em tôn trọng ước mơ của anh ấy”.
Bán căn nhà ở Quy Nhơn được 600 triệu đồng, hai vợ chồng anh Quả về quê mua 2,5ha đất vùng đồi sâu trong thôn Kéc, đường vào đất vườn phải tự vỡ hoang, rồi dựng căn nhà cấp bốn, ngày ngày “đánh vật” với đất trồng đủ thứ rau.
Thạc sĩ làm nông dân
Sâu bên trong thôn Kéc, khu đất gia đình anh Quả xanh biếc các loại rau. “Tôi chọn khu đất này vì có hàm lượng khoáng trong đất cao, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, không có nguồn nước ô nhiễm, nước ngầm đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt không có hoạt động nhà máy nên yên tâm làm rau hữu cơ”, anh Quả nói. Vay mượn từ bạn bè, họ hàng, đầu tư vốn liếng hơn 1 tỷ đồng, anh bắt tay trồng rau mồng tơi, rau khoai, rau muống, rau đay, chùm ngây, rau cải, cải mầm… trên các giá thể xơ dừa, làm nhà màn, nhà kín. Vợ anh kể: Hồi đầu về phải cải tạo đất, cỏ dại um tùm, cầm liềm cầm cuốc chai cả bàn tay. Nhiều lúc thấy mình khổ, chồng con khổ, chợt nghĩ hay là vợ chồng mình chọn sai? Cả hai động viên nhau phải phấn đấu bằng sức lực và kiến thức để đưa rau sạch đến người dân. Lứa rau đầu tiên chở trên chiếc xe máy cà tàng được người dân đón nhận mừng ứa nước mắt. Đó là năm 2016.
Tu choi hoc bong tien si Uc, ban nha, len nui trong rau huu co
Anh Quả trong vườn rau hữu cơ của mình.
Khu rau sạch của vợ chồng anh Quả không bón bất cứ loại phân hóa học nào, chỉ xới đất làm tơi, bỏ phân thảo dược hoặc phân chuồng hoai, tưới nước bằng hệ thống ống dẫn thiết kế khoa học, tự động. Cơ sở được lấy tên là Rau sạch An Nông, nghĩa là nông nghiệp sạch, an toàn. “Làm rau sạch đối diện với nhiều rủi ro, năng suất thấp hơn, chi phí thuốc trừ sâu thảo mộc, nhà lưới, bẫy sinh học cao hơn nhiều so với trồng rau thông thường… Nhưng bù lại, sản phẩm làm ra an toàn, đặc biệt là đối với con trẻ đang giai đoạn phát triển”, anh Quả chia sẻ.
Từ thành quả này, cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap. Rau sạch hữu cơ của anh Quả đã có mặt tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Bố Trạch, ngoài ra còn có mặt ở 5 cơ sở tại Đồng Hới và vùng phụ cận. Thời gian tới, một siêu thị lớn trên địa bàn sẽ đưa rau của vợ chồng anh vào chuỗi siêu thị của mình. Mục tiêu sắp tới của anh Quả là sẽ đưa rau sạch vào hệ thống bếp ăn của các bệnh viện. Về lâu dài, anh sẽ đầu tư chuồng trại để chăn nuôi gà, heo bản địa theo phương thức hữu cơ với mong muốn có thêm bữa ăn sạch cho người dân.

Kinh hãi rau muống tưới nước cống được bán ở Hà Nội

Tại ruộng của bà H., có vài hecta chuyên trồng lúa, húng quế và rau muống. Rau muống được tưới bằng nước cống mà vẫn tốt tươi tới lạ kì.

Hình ảnh rau muống tưới bằng nước cống được Phóng viên báo Người Đưa Tin chụp lại tại một vùng trồng rau có tiếng tại quận Hà Đông, nằm ven bờ sông Nhuệ. Có một điều lạ, cho dù những mớ rau được tưới bằng loại nước này vẫn xanh mơn mởn, tươi tốt.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi
 Nước thải được "tập kết" tại đây để tưới rau xanh.

Bà Nguyễn Thị H. cho biết trước kia đây là vựa lúa của tỉnh Hà Tây cũ. Ngoài trồng lúa, các hộ dân còn trồng xen canh những loại rau, củ, quả, hoa mầu,... để tăng thêm thu nhập.

Ngày đó, dân cư sống ở đây thưa thớt, nhiều khi hai nhà cạnh nhau mà muốn đến chơi phải đi qua mấy hecta ruộng: "Lúc đó, nước tưới được lấy từ các con kênh, rạch trực tiếp từ sông Nhuệ. Nước sông Nhuệ lúc đó cũng chẳng bẩn như bây giờ", bà H. cho biết.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-2
 Chúng được ngăn dòng để đến tới các ruộng rau. Phía trước là ruộng húng quế.

Nhưng do tốc độ đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là từ khi Hà Tây cũ sát nhập vào Hà Nội, nghiễm nhiên Hà Đông trở thành một quận của Hà Nội mở rộng. Nhiều hộ gia đình bán đất ruộng cho những vị khách từ nơi khách đến để lập nhà, mở quán xá. Đường đi lối lại được thay da đổi thịt từng ngày.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-3
 Ruộng rau muống cũng được tưới tương tự

"Bây giờ thì nhà cửa xây san sát nhau chẳng khác gì trong thành phố cả, nhà nào nhiều đất như nhà tôi thì vẫn trồng rau, trồng lúa đi bán", bà H. cho hay.

Chính vì nhà cửa nơi đây mọc lên chóng mặt như vậy đã vô tình chặt dòng dẫn nước từ sông Nhuệ tới vùng trồng rau này. Bà H còn tỉ tê: "Nước sông Nhuệ, với nước thải sinh hoạt thì có khác gì nhau đâu, cũng thế cả".

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-4
 Kể cả những mớ rau húng ở đây cũng được khai thác để bán cho người tiêu dùng

Theo ghi nhận của PV, loại nước đen ngòm này bao gồm nước thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp xung quanh. Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với làm thạch cao, phun sơn, xẻ gỗ, vì vậy không thiếu các loại hóa chất hòa tan với nước tạo thành một hỗn hợp nước tưới tiêu đặc sền sệt, lại có mùi hôi thối đặc chưng bốc lên.

Thậm chí, nơi đây là nơi "trao tình" cho những đôi nam nữ mỗi khi trời về khuya. Bao cao su được vứt la liệt từ bờ đến ruộng, nằm "ẩn mình" dưới dòng nước kia rất nhiều, nhiều đến nỗi không thể kể xiết.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-5
 Bao cao su nằm la liệt ngoài ruộng.

Không những vậy, nhiều hộ gia đình phàn nàn rằng chính loại nước tưới tiêu này đã "đem lại" cho họ vô số các loại bệnh phát sinh từ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sốt xuất huyết. Anh Hoàng Văn T. cho biết hai đứa con của anh đã 2 lần bị sốt xuất huyết vì có quá nhiều ruồi, muỗi, lăng quăng làm tổ ở đây.

Hài hước hơn, có nhà sống ở ngay đằng trước phải mắc màn ăn cơm vì sợ ruồi muỗi bay vào. Chỉ cần để một miếng thịt ra ngoài, ngay lập tức cả tổ ruồi bay vo ve xung quanh.

Tại ruộng của bà H., có vài hecta chuyên trồng lúa, húng quế và rau muống. Rau được tưới bằng nước cống mà vẫn tốt tươi tới lạ kì. Trên những tán là vẫn còn đọng lại chút ít từ thứ nước đen đen. Bà H. cho biết, những mớ rau xanh "mơn mởn" của bà phải đem đi ra các chợ xa để bán vì dân ở đây chẳng ai dám mua.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-6
 Cả một ruộng lúa tít tắp được tưới bằng nước cống để bán.

Anh T còn nói nhỏ: "Nước cống này ngấm vào đất rồi, nên có tưới nước sạch thì nó vẫn bẩn. Ngoài ra, mấy bà còn phun thuốc sâu, thuốc rầy. Thậm chí, còn bón bằng phân tươi của gà, của lợn, có khi cả của người cũng nên (?!)".

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-7
 Thậm chí còn được bón bằng phân tươi

Dù không thể kể hết những bất cập trong công tác, trồng trọt, tưới tiêu tại đây nhưng một điều hiển nhiên rằng, những mớ rau đó vẫn đang được bán ra chợ hàng ngày. Người dân dù có kĩ tính tới đâu vẫn phải ăn rau nước cống hằng ngày.

Đã mắt với vườn rau trồng trong chai nhựa, lon bia xanh mướt

Rau trồng trong các chai nhựa, lon bia tươi tốt không kém trồng trong các chậu mà lại tiết kiệm thời gian, không gian. Cùng ngắm vườn rau độc đáo này.

Da mat voi vuon rau trong trong chai nhua lon bia xanh muot
Để sở hữu những khu vườn rau trồng trong chai nhựa như thế này không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều diện tích. Phần lớn là tận dụng những chỗ trống ngoài hành lang, sân thượng hay cũng có thể trong bếp ăn của gia đình. Những thứ bạn cần chuẩn bị là thật nhiều chai nhựa như chai nước ngọt, dầu ăn, giấm… mà bạn bỏ đi sau khi sử dụng hết. Cần chuẩn bị thêm đất dinh dưỡng, hạt giống và dụng cụ xới đất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.