Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người

Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.

Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người
Phật dạy, trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn, tức gần một nửa...
Cổ nhân có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy, trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn, tức gần một nửa:
1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2/ Nói lời hung ác
3/ Nói lưỡi đôi chiều
4/ Nói lời thêu dệt
Nhưng trong cuộc sống hàng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5/ Ăn uống cầu kỳ
6/ Phê bình, khen chê
7/ Rêu rao lỗi của mọi người, làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau.
Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hàng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh:
1/ Hay nói lỗi kẻ khác
2/ Hay nói chuyện mê tín, tà kiến
3/ Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)
4/ Làm ít kể nhiều. Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Phật dạy, trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bố
Phật dạy, trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn. Ảnh minh họa: Trang Hà.
 Phật dạy, trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn. Ảnh minh họa: Trang Hà.
Người xưa cũng có dạy: “Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê... để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng. Còn lại, suốt một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: “Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Cũng có kệ rằng:
“Trăm năm vật đổi sao dời,
Một câu quý giá muôn đời con ghi.
Mở lời trước phải xét suy,
Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là”.
Lại có thơ:
“Lời nói đổi trắng thay đen,
Thiên đàng, điạ ngục bon chen lối vào?
Trực ngôn tâm chẳng lao xao.
Giữ tâm thiền định biết bao an lành”.
Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng này hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người:
“Thần khẩu nó hại xác phàm,
Người nào nói quá họa làm khổ thân.
Lỡ chân gượng được đỡ lên.
Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi".
Cái miệng này rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ, muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khoái khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân.
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp hàng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau; dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến nhiều người.
Đọc câu chuyện sau đây sẽ thấy được sự lợi hại về cái miệng, lưỡi:
Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời, rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu và có ích.
Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông lại cũng là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm trả lời vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất, tàn ác nhất làm tan nát gia đình, xã hội...
Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm.
Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
Lược sơ qua những điều lợi hại, thì chúng ta đã thấy cái miệng, lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi.
Tạo hóa sinh ra con người có hai lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên. Được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi. Hãy nhân vốn phước báu này mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa, thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường đối đãi với nhau, cái miệng phải luôn mỉm cười, nhạy lời xin lỗi và trọng lời cảm ơn. Phải tương kính, dùng ái ngữ, không tiếc lời khen, tán dương, ca tụng, truyền rao những người tốt, việc tốt, những điều hay, lẽ phải để nhân những điển hình tốt đẹp ra thêm làm tô thắm cuộc đời.
Phải rất dè dặt tiếng chê. Nên ăn chay để bảo vệ môi trường và cứu tinh cầu. Không nói dối, mà phải nói những lời chân thật. Không dối gạt, ta sẽ nhận được nhiều uy thế, tiếng tăm. Không nói lời thêu dệt, mà nói những lời trung thực, sẽ được nhiều người kính mến. Không nói lời đâm thọc, mà nói lời hoà hợp sẽ được nhiều người ủng hộ. Không nói lời thô ác, mà nói toàn những lời hòa nhã, thương yêu, sẽ có cuộc sống cao sang.
Đấy là những pháp tu cho cái miệng, rất hay, rất bổ ích, chúng ta cần thực hiện theo, để gặt hái được nhiều phước đức, lúc đó cuộc đời, gia đình và xã hội, trong hiện tại được thanh bình, an đẹp và tương lai sẽ sanh vào nơi an lạc, thật hạnh phúc nào bằng.

Giản biệt giữa tu phước và tu huệ

Xin giản biệt giữa tu phước và tu huệ khác nhau như thế nào?

Giản biệt giữa tu phước và tu huệ
Tu phước và tu huệ khác nhau trên ý niệm và trên kết quả. Thế nào khác nhau trên ý niệm? Như chúng ta thấy một người nghèo khổ, động lòng từ bi, chúng ta tìm cách giúp đỡ cho họ. Từ đó, chúng ta bố thí cho họ tiền bạc, của cải v.v… để cho họ được no cơm ấm áo. Đó là chúng ta khởi niệm tu phước.

Hình ảnh từ bi của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cùng điểm lại một số hình ảnh từ bi giữa đời thường của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Hình ảnh từ bi của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh quê ở Thừa Thiên-Huế. Ông sinh năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.
 Thiền sư Thích Nhất Hạnh quê ở Thừa Thiên-Huế. Ông sinh năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.

Dạy chim niệm Phật, dạy con tu hành

Cánh chim non sẽ bay khỏi bàn tay cha mẹ, nhưng là cánh chim đã được đào luyện, bớt sợ giông bão cuộc đời…

Dạy chim niệm Phật, dạy con tu hành
Xóm tôi ở có chú láng giềng nuôi được con chim sáo, lột lưỡi cho nó biết nói. Lũ trẻ chung quanh mỗi ngày đến chọc ghẹo, rồi dạy nó làm sao mà rốt cuộc câu nó nói thường xuyên nhất là: “Mầy khùng hả? Mầy khùng hả?”. Cả xóm thích thú, càng thêm chọc ghẹo cho nó nổi sùng lên mà véo von như thế.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.