Từ bãi nôn của cá mập, khoa học phát hiện điều không tin nổi

Cá mập là một lũ ăn tạp. Là loài vật đứng đầu chuỗi thức ăn, nên chúng tọng vào miệng gần như tất cả mọi thứ - từ cá cho đến rùa biển, thú biển, thậm chí là cả con người. Chỉ cần đó là thứ có thịt và chúng bắt được, cá mập hổ sẽ ăn ngay tức khắc.

Từ bãi nôn của cá mập, khoa học phát hiện điều không tin nổi

Nhưng cũng vì chúng ăn quá tạp mà đôi khi các nhà khoa học cũng tự hỏi rằng khẩu phần ăn của chúng thực sự có những gì. Cùng chung câu hỏi, mới đây các chuyên gia đã quyết định thử xét nghiệm một vài... bãi nôn của cá mập hổ (tiger shark - Galeocerdo cuvier).

Tu bai non cua ca map, khoa hoc phat hien dieu khong tin noi

Cá mập là loài ăn tạp. 

Họ phân tích ADN trong đó, để rồi phát hiện ra những sinh vật đầy bất ngờ đã từng "qua răng" của chúng. Đó là chim, nhưng không phải chim biển mà là những con chim có xuất xứ từ đất liền như bồ câu, chim sẻ và chim chiền chiện.

"Cá mập hổ là một lũ cơ hội. Chúng sẽ tìm những bữa ăn dễ dàng thôi, nhưng thật ngạc nhiên khi thấy có cả các loài biết hót trong dạ dày của chúng. Tôi đã tưởng chỉ có chim biển," - trích lời Kevin Feldheim, nhà sinh học đứng đầu nghiên cứu.

"Đây thực sự là một dự án hay ho nhất mà tôi từng làm, liên quan đến xét nghiệm ADN."

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2010, khi người ta bắt được một con cá mập hổ cỡ nhỏ tại Mississippi-Alabama. Con cá mập khi đó đã "khạc" ra một con chim sâu trong đất liền - điều này gây ngỡ ngàng cho giới khoa học từ ĐH Bang Mississippi.

Họ quyết định điều tra sâu hơn. Liệu việc ăn chim trên cạn có phổ biến không? Muốn trả lời câu hỏi này chỉ có cách xét nghiệm những gì trong bụng của chúng, và đó cũng là những gì họ đã làm.

Năm 2010 - 2018, họ rong ruổi trên biển. Họ câu cá mập lên thuyền, đưa ống thông vào dạ dày để chúng... nôn ra. Trong giai đoạn này, họ đã khiến ít nhất 105 con cá mập hổ (cỡ nhỏ thôi) phải nôn bằng sạch những gì vừa ăn được.

Dù có hơi quá đáng nhưng... tất cả vì khoa học mà.

Tu bai non cua ca map, khoa hoc phat hien dieu khong tin noi-Hinh-2

Trong bụng cá mập, đều là chim đến từ đất liền. 

Kết quả có 41 bãi nôn có dấu hiệu của chim, và chúng xuất hiện đều đặn qua từng năm. Khi gửi ADN chim đến bảo tàng Thực địa Chicago, các chuyên gia nhận được đáp án rất bất ngờ.

"Không có dấu hiệu của hải âu, bồ nông... nói chung là chim biển. Tất cả đều là chim đến từ đất liền" - Marcus Drymon từ ĐH Bang Mississippi cho biết. Họ xác định được tổng cộng 11 loài, trong đó có 8 loài biết hót, 2 loài gần biển, và 1 loài chim thủy sinh nước ngọt. Tuyệt nhiên không có bất kỳ chim biển nào trong đó.

Làm sao cá mập lại ăn được chim từ đất liền?

Mọi thứ đều có lý do. Theo Drymon, chìa khóa của câu chuyện nằm ở thời điểm các loài chim xuất hiện trong dạ dày cá mập.

Các mẫu vật được thu thập theo từng tháng, và lũ chim chỉ xuất hiện vào thời điểm chúng bắt đầu di cư. Bất kỳ cá thể nào đuối sức rơi xuống biển cũng sẽ trở thành mồi cho cá.

"Cá mập hổ sẽ xử lý gọn lũ chim khi chứng không thể bay được nữa," - Feldheim cho biết. "Lũ chim đã kiệt sức vì di cư. Chúng sẽ trở nên quá mệt mỏi rồi rơi xuống, hoặc cả đàn sẽ gặp họa nếu không may có bão xảy ra."

Chim biển thì khác. Chúng đã quá quen với gió và các điều kiện thông thường ở đại dương, nên chúng có khả năng xử lý tình huống tốt hơn và giảm được nguy cơ rơi xuống nước.

Nghiên cứu có nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng

Việc nghiên cứu bãi nôn của một con cá mập nghe thì rất rảnh, nhưng thực ra ý nghĩa của nó lại quan trọng. Nó cho thấy cá mập có thể phụ thuộc vào một nguồn thực phẩm đến từ đất liền, trong khi việc di cư của các loài chim thì đang chịu ảnh hưởng từ quá trình biến đổi khí hậu.

Mọi thay đổi nhỏ đều có thể dẫn đến tác động tiêu cực, mà con người đã thay đổi Trái đất quá nhiều. Chẳng trách, cá mập ngày càng đến gần bờ vực tuyệt chủng hơn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology.

Ly kỳ chuyện câu cá mập ở Trường Sa

Mồi câu cá mập là cá hồng, cá ngừ, cá mú bông...nặng từ 3 đến 5 kg. Loại mồi hấp dẫn cá mập thường là cá thu vì khi xuống nước thân cá thu sáng lấp lánh, thịt thơm.

Ly kỳ chuyện câu cá mập ở Trường Sa
Đi dọc theo xóm chài, dưới cái nắng như thiêu đốt của vùng duyên hải miền Trung, chúng tôi tìm đến làng câu cá mập ở xã Hoài Thanh, H.Hoài Nhơn (Bình Định).
Đây là nghề truyền thống được xem là nghề nhiều rủi ro nhất. Cứ vào mùa trăng từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, ngư dân ở làng chài ở đây lại khăn gói chuẩn bị cho chuyến đi câu cá mập.

Cá mập to kỷ lục cướp mồi ngư dân, kéo thuyền 10 tấn

Hai ngư dân Mỹ vừa bắt được một con cá mập đầu búa khổng lồ “lớn nhất từ trước đến nay”, tờ The Sun đưa tin.

Cá mập to kỷ lục cướp mồi ngư dân, kéo thuyền 10 tấn
Con cá ước tính nặng khoảng 600 kg đã kéo chiếc thuyền nặng 10.000 kg của ngư dân đi cùng nó.

Đang lướt sóng, bị cá mập trồi lên cắn chết

Một người đàn ông bị cá mập giết chết khi đang lướt sóng ở vùng biển gần đảo Reunion của Pháp hôm 10-5.

Đang lướt sóng, bị cá mập trồi lên cắn chết
Báo The Sun đưa tin người đàn ông – gần 30 tuổi – đã lướt sóng tại khu vực nguy hiểm, nơi nhà chức trách cấm lướt sóng gần thị trấn nhỏ Saint-Leu thuộc vùng biển Ấn Độ Dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới