TTF báo lãi ròng tăng 130% sau soát xét

(Kiến Thức) - CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2020 với khoản lãi ròng tăng mạnh.

TTF báo lãi ròng tăng 130% sau soát xét

Sau soát xét, doanh thu thuần của TTF giảm 11% đạt 559 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm 15% nên lợi nhuận gộp đạt mức 192 tỷ đồng, tăng so với con số 97 tỷ đồng tự lập.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính TTF cũng được điều chỉnh giảm 46% từ 18 tỷ đồng xuống dưới 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số khoản mục khác ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của TTF được điều chỉnh giảm nhẹ so với báo cáo tự lập như: lỗ trong công ty liên doanh, liên kết; chi phí tài chính; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp.

Theo đó, TTF có lợi nhuận sau thuế ở mức 43 tỷ đồng, tăng gần 74% so với báo cáo tự lập trước đó, lãi ròng tăng 130% lên mức 53 tỷ đồng.

Năm 2020, TTF đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.427 tỷ đồng và 67 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm 2020, TTF mới chỉ thực hiện được 23% chỉ tiêu doanh thu và 61% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

TTF bao lai rong tang 130% sau soat xet, bi nghi ngo ve kha nang hoat dong lien tuc
 

Tính đến ngày 30/6/2020, khoản lỗ lũy kế của TTF đạt 2.966 tỷ đồng; tổng nợ phải trả và nợ phải trả ngắn hạn vượt tổng tài sản và tài sản ngắn hạn với số tiền lần lượt lần lượt là 559 tỷ đồng và 780 tỷ đồng. Ngoài ra, TTF cũng trình bày các khoản vay với ngân hàng và bên thứ ba đã quá hạn phải hoàn trả với tổng số tiền là 126 tỷ đồng.

Do đó, kiểm toán viên cho rằng, các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của TTF (gồm công ty mẹ và các công ty con).

Vừa qua, ngày 25/8, TTF đã thông báo ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với Gỗ Trường Thành.

Vấn đề này đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 16/3/2016 về phương án khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và ông Võ Diệp Văn Tuấn do quản lý yếu kém.

Theo kế hoạch, tài sản khắc phục hậu quả của ông Võ Trường Thành và con trai là ông Võ Diệp Văn Tuấn gồm hơn 15,4 triệu cổ phiếu TTF.

Ngoài ra, tài sản khắc phục hậu quả của hai cá nhân trên còn là phần vốn góp tại một số công ty với tổng giá trị gần 57,4 tỷ đồng gồm CTCP Trường Thành, CTCP Chế biến Gỗ Trường Thành, Nông Lâm Nghiệp Trường Thành, Phú Hữu Gia, Trường Thành Xanh...

Nữ cổ đông góp vốn lập "siêu" DN 144 nghìn tỷ đồng làm nghề bán nước

Nữ cổ đông góp 43,2 nghìn tỷ vào "siêu" doanh nghiệp là Cty cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC có vốn điều lệ 144 nghìn tỷ đồng đang làm nghề phân phối nước lọc và vị này cho hay, việc các cổ đông lập công ty kê số vốn siêu khủng thế cho oai.
 

Nữ cổ đông góp vốn lập "siêu" DN 144 nghìn tỷ đồng làm nghề bán nước
Thông tin về Công ty CP Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) mới đây đã đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144.000 tỷ đồng, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp cả nước trong tháng đang gây xôn xao dư luận.

COVID-19: Chủ doanh nghiệp bán nhà để trả lương nhân viên

Để duy trì việc làm và chính sách lương, đãi ngộ cho nhân viên giữa dịch Covid-19, không ít chủ doanh nghiệp tình nguyện giảm thu nhập, thậm chí bán tài sản cá nhân.
 

COVID-19: Chủ doanh nghiệp bán nhà để trả lương nhân viên
T., chủ một doanh nghiệp lữ hành ở TP.HCM cho biết vừa quyết định bán đi một căn nhà mặt tiền 12 tỷ để lấy tiền trả lương cho hơn 100 nhân viên và duy trì 6 chi nhánh. Mới năm trước, công ty này còn được xếp vào danh sách doanh nghiệp du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

COVID-19 khiến doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chịu tác động tiêu cực thế nào?

(Kiến Thức) - Kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab thực hiện công bố ngày 8/4, cho thấy COVID-19 đã tác động tiêu cực không nhỏ đối với các doanh nghiệp châu Âu.

COVID-19 khiến doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chịu tác động tiêu cực thế nào?
Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) thể hiện đánh giá của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về môi trường thương mại, đầu tư và triển vọng kinh doanh tại Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất 26% trong quý đầu tiên của năm 2020, tương đương giảm 51 điểm từ mức 77% ghi nhận vào cuối năm 2019.
COVID-19 khien doanh nghiep chau Au tai Viet Nam chiu tac dong tieu cuc the nao?
 Chỉ số BCI trong giai đoạn từ năm 2010-2020. Ảnh: Eurocharm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.