COVID-19 khiến doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chịu tác động tiêu cực thế nào?

(Kiến Thức) - Kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab thực hiện công bố ngày 8/4, cho thấy COVID-19 đã tác động tiêu cực không nhỏ đối với các doanh nghiệp châu Âu.

Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) thể hiện đánh giá của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về môi trường thương mại, đầu tư và triển vọng kinh doanh tại Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất 26% trong quý đầu tiên của năm 2020, tương đương giảm 51 điểm từ mức 77% ghi nhận vào cuối năm 2019.
COVID-19 khien doanh nghiep chau Au tai Viet Nam chiu tac dong tieu cuc the nao?
 Chỉ số BCI trong giai đoạn từ năm 2010-2020. Ảnh: Eurocharm.
Hơn 90% lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho biết Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động, với hơn 50% cho biết ở mức "đáng kể", so với tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó chỉ ở mức 9% trong cùng kỳ đánh giá năm ngoái.
Xét theo khối ngành, khu vực dịch vụ là chịu tác động mạnh nhất trong quý I, với 56% doanh nghiệp cho biết đang gặp khó khăn. Kế đến là lĩnh vực nguyên liệu thô và sản xuất. Các doanh nghiệp cho biết, tác động đáng kể nhất là sụt giảm khách hàng và đơn hàng, làm sụt giảm doanh thu.
Khoảng 80% doanh nghiệp cho biết đang phải gánh chịu chi phí cao hơn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ công nhân và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Họ cũng đang nỗ lực hạn chế chi phí phát sinh bằng cách yêu cầu người lao động làm việc tại nhà (80% doanh nghiệp áp dụng), ngừng tuyển dụng nhân viên mới (54%) và trì hoãn các dự án mới (51%).

Mời độc giả xem video: Nóng mắt doanh nghiệp chôn trộm chất thải công nghiệp. Nguồn: VTC

Về triển vọng quý II/2020, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu thô và sản xuất có vẻ bi quan hơn về môi trường kinh doanh so với ngành dịch vụ, khi tỷ lệ lần lượt là 82% và 72% nhận định tiêu cực về tình hình quý tới.
Trái lại, ở khâu vận hành, các doanh nghiệp khẳng định vẫn đang duy trì được hơn một nửa năng suất. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phục hồi khi dịch bệnh được khống chế.
4/5 lãnh đạo cũng tự tin có thể giữ nguyên 70% lực lượng nhân sự trong quý tới nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, hơn 50% cho biết cần ít nhất nửa năm để quay trở về guồng công việc bình thường.
Các thành viên Eurocharm cũng thể hiện niềm tin vào các biện pháp đã được chính phủ Việt Nam đưa ra, chẳng hạn chính sách hoãn thuế và tiền thuê đất (53%), tạm đóng bảo hiểm xã hội cho các công ty đang chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh (50%).
Chủ tịch EuroCham, ông Nicolas Audier cho rằng, COVID-19 có ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây là một đại dịch toàn cầu và các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những tác động của cuộc khủng hoảng này.
Nếu không có những hành động nhanh chóng và quyết đoán của Chính phủ, chắc chắn tình hình tại đây sẽ trở nên tồi tệ. Cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu hết sức hoan nghênh các biện pháp được đưa ra, những biện pháp đó sẽ giúp cung cấp một huyết mạch cho các công ty và công nhân của họ vượt qua thời gian khó khăn này.

Cứ hơn 3 doanh nghiệp lập mới thì có 2 bị “khai tử”

Tỷ lệ sống sót của doanh nghiệp khá thấp khi cứ hơn 3 doanh nghiệp thành lập mới lại có 2 doanh nghiệp ngừng hoạt động...

Cu hon 3 doanh nghiep lap moi thi co 2 bi “khai tu”
 Có 72.953 doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm nay.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 7, cả nước có 11.677 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 94.500 tỷ đồng, tăng 8,7% về số doanh nghiệp và giảm 14,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước. 

4 tháng đầu năm, 26.277 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Bốn tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (dù giảm so với cùng kỳ năm trước) cũng lên tới con số 26.277 doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới gần 106,7 nghìn người, tăng 54,7%.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.