Nguồn: Báo Tiền Phong.
Bao người “xộ khám” vì làm giả giấy đi đường như GĐ Cty Hattech Hà Nội?
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội, hạn chế đi lại. Thế nhưng nhiều đối tượng đã làm giả giấy đi đường trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân gây khó khăn cho công tác phòng, chống COVID-19.
Bắt giám đốc doanh nghiệp ở Hà Nội làm giả giấy đi đường: Dù không thuộc diện ưu tiên để cấp luồng xanh, nhưng để qua chốt kiểm dịch tại địa bàn tỉnh huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Lưu Ngọc Hiền (SN 1984, Giám đốc Công ty CP Hattech ở thị trấn Đông Anh, Hà Nội) đã làm giả giấy đi đường để đi qua chốt. Ngày 14/9, Hiền bị Công an thị xã Duy Tiên bắt. |
Phát hiện nhóm làm giả giấy đi đường: Do dịch bệnh COVID-19, không có việc làm nên các đối tượng đã bàn nhau làm giả giấy đi đường kiếm tiền tiêu xài. Mỗi giấy đi đường được bán với giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Khám xét nhà của các đối tượng, Công an thu giữ gần 70 mẫu giấy đi đường, 27 giấy xác nhận tiêm vaccine COVID-19. Ngày 9/9, 4 đối tượng này bị TP HCM bắt giữ. |
Tham nhũng, trục lợi trong mua sắm thiết bị y tế chống dịch là tội ác
"Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh Covid-19... thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm".
Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý: Cùng với phòng, chống dịch hiệu quả, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh, vật tư... trong phòng, chống dịch.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sản xuất, mua bán trao đổi vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phòng chống dịch Covid-19 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” đó, không loại trừ khả năng phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Theo ông Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công. Việc "giữ giá”, nâng khống giá trị thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh để ăn chia tiền chênh lệch đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên) |
Điểm chuẩn vào các trường Công an nhân dân năm 2021
Năm nay, điểm chuẩn vào các trường Công an nhân dân cao hơn năm trước, có những ngành dành cho nữ, mức điểm chuẩn lên tới 29,99 điểm.
Học viện An ninh nhân dân. |