Truyền hình số di động: Xu hướng công nghệ mới

Trong tương lai gần, truyền hình số di động sẽ trở thành một xu hướng khi thiết bị di động dễ dàng thu được tín hiệu truyền hình kỹ thuật số.

Vừa qua Công ty Hoàng Kim đã giới thiệu một công nghệ DVB-T2 Lite trên các thiết bị phát hình của GatesAir - một công ty hàng đầu về lĩnh vực phát thanh truyền hình. Công nghệ này giúp cho các hệ thống phát hình kỹ thuật số DVB-T2 hiện có phát các nội dung truyền hình số có thể đồng thời thu được trên các thiết bị giải mã truyền hình số phổ biến (set top box) và các thiết bị di động.
Truyen hinh so di dong: Xu huong cong nghe moi
 Truyền hình số di động sẽ trở thành một xu hướng công nghệ mới.
Khả năng này sẽ giúp tăng cao số lượng khán giả xem truyền hình bằng các phương tiện di động, tăng hiệu quả sử dụng băng thông, đồng thời góp phần kích thích tăng trưởng thiết bị di động toàn cầu. Xa hơn nữa việc xem tín hiệu truyền hình kỹ thuật số trực tiếp từ các trạm phát hình kỹ thuật số sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây nghẽn mạng di động gây ra bởi các nhu cầu tải dữ liệu truyền hình IP của các thiết bị di động. Nói cách khác, người xem truyền hình di động có thể thu được chương trình truyền hình bằng các điện thoại thông minh của mình mà không cần đến kết nối mạng viễn thông.
Công nghệ này cho phép tích hợp luồng video LTE-A+ vào trong tín hiệu phát hình kỹ thuật số DVB-T2. LTE-A+ là một phiên bản mở rộng của công nghệ di động LTE, hay theo cách gọi phổ biến là 4G. Dấu ‘+’ có nghĩa là ngoài các thành phần tiêu chuẩn của LTE, các thiết bị di động có công nghệ này sẽ được trang bị thêm khả năng nhận phổ tín hiệu từ các trạm phát hình kỹ thuật số công suất lớn và đặt trên các tháp truyền hình cao hơn các tháp di động thông thường.
Nền tảng của kỹ thuật này là chủ yếu khai thác khung dữ liệu mở rộng FEF (future extension frames) của DVB-T2. Khung dữ liệu này được dành cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng từ hoạt động phát hình quảng bá kỹ thuật số tiêu chuẩn. DVT-T2 Lite sẽ nhúng dữ liệu video số vào khung này. Do giới hạn kích thước của khung mở rộng, các thông số và tiêu chuẩn của tín hiệu video cho di động dẽ được điều chỉnh thích hợp để tích hợp vào khung. Kích thước của FFT sẽ giảm chỉ còn 2K, 4K, 8K, và 16K, thành phần pilot PP8 sẽ không còn xuất hiện trong T2-Lite; tốc độ PLP TS sẽ giảm xuống còn 4 Mbps; chòm sao quay sẽ không có trong điều chế 256-QAM; DVB-T2 Lite dùng mã sữa lỗi LDPC 1/3 và 2/5 để phù hợp với tiêu chuẩn thu của các thiết bị di động.
Trên thế giới, hiện nay hàng loạt các công ty truyền thồng thông lớn như BBC, TDF, RAI và các nhà phát triển công nghệ truyền hình số di động đang tập trung phát triển ứng dụng này. Tại Việt Nam, mạng phát hình kỹ thuật số đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, các trạm phát sóng truyền hình DVB-T2 chủ yếu của Việt Nam đều chưa khai thác khung mở rộng này. Ứng dụng công nghệ này sẽ mang lại một nguồn lợi to lớn về kinh tế, chính trị. Về mặt quản lý tài nguyên sóng, chúng ta chỉ khai thác dựa vào băng thông dành cho truyền hình số hiện cấp cho các đài phát và không cần thay đổi bất kỳ cấu trúc hệ thống nào của các trạm phát. Như vậy, về mặt kỹ thuật, các đài phát hiện nay chỉ cần nâng cấp các phiên bản exciter số hiện nay lên các dòng exciter số có hỗ trợ DVB-T2 Lite như các dòng Maxiva M2X exciter của Gatesair. Còn về phía người xem truyền hình, ngoài việc xem truyền hình số truyền thông qua các set top box, đây là một lựa chọn tiện lợi và thích hợp cho các nhu cầu xem truyền hình kỹ thuật số trên các thiết bị di động có chức năng 3GPP mà không cần gắn thêm anten hay bất cứ thiết bị giải mã đặc biệt nào.

Từ 1/4, tất cả tivi phải tích hợp công nghệ số DVB-T2

(Kiến Thức) - Đây là thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về lộ trình số hóa phát thanh truyền hình và công bố mẫu biểu trưng số hóa Việt Nam ngày 13/3.

Quy định này là nỗ lực của Chính phủ trong quá trình tiến hành chuyển đổi từ sử dụng công nghệ analog sang công nghệ truyền hình kỹ thuật số từ nay đến năm 2020. Trước mắt, từ nay đến năm 2015, 5 thành phố trực thuộc trung ương nhóm I là Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số. Năm 2014, việc tuyên truyền về đề án số hóa truyền hình sẽ tập trung vào 5 thành phố trực thuộc trung ương nhóm I này.
Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, trên thị trường hiện đã có 84 loại thiết bị tích hợp công nghệ kỹ thuật số DVB-T2. Từ đầu tháng 4/2014, các sản phẩm sản xuất mới mới sẽ được dán tem chứng nhận sử dụng công nghệ số DVB-T2 để kiểm duyệt khi bán ra thị trường. Tại Việt Nam, đã có đơn vị sử dụng công nghệ DVB-T2, chuẩn nén MPEG4 như AVG-Truyền hình An Viên.

Hà Nội “khai tử” truyền hình Analog

(Kiến Thức) - Sự “bắt tay” giữa UBND TP Hà Nội và TH An Viên giúp gia đình chính sách, hộ nghèo HN tiếp cận truyền hình số, khai tử truyền hình analog cuối 2016.

Về kế hoạch số hóa phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Hà Nội theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội và ông Trần Đăng Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị An Viên Group đã có những chia sẻ thiết thực.
Truyền hình số hạ “knock-out” truyền hình analog

Đọc nhiều nhất

Tin mới