Quy định này là nỗ lực của Chính phủ trong quá trình tiến hành chuyển đổi từ sử dụng công nghệ analog sang công nghệ truyền hình kỹ thuật số từ nay đến năm 2020. Trước mắt, từ nay đến năm 2015, 5 thành phố trực thuộc trung ương nhóm I là Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số. Năm 2014, việc tuyên truyền về đề án số hóa truyền hình sẽ tập trung vào 5 thành phố trực thuộc trung ương nhóm I này.
Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, trên thị trường hiện đã có 84 loại thiết bị tích hợp công nghệ kỹ thuật số DVB-T2. Từ đầu tháng 4/2014, các sản phẩm sản xuất mới mới sẽ được dán tem chứng nhận sử dụng công nghệ số DVB-T2 để kiểm duyệt khi bán ra thị trường. Tại Việt Nam, đã có đơn vị sử dụng công nghệ DVB-T2, chuẩn nén MPEG4 như AVG-Truyền hình An Viên.
Biều trưng số hóa truyền hình Việt Nam. |
Cũng trong buổi họp báo, Lãnh đạo Bộ TTTT đã công bố mẫu biểu trưng được chọn từ 108 tác phẩm tham gia dự thi mẫu biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam. Bộ TT&TT đã chọn logo hình “con mắt” với các cánh sóng truyền hình của tác giả Ngô Thúy Quỳnh làm biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam.
Logo này sẽ được dán lên các sản phẩm thu, phát truyền hình số theo chuẩn DVB-T2 và MPEG4, đồng thời dùng trong việc tuyên truyền cho đề án số hóa truyền hình từ nay đến hết năm 2020. Các cá nhân, tổ chức được phép sử dụng miễn phí mẫu biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền.