Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Sau khi ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố, nhiều người bàn tán và đặt ra câu hỏi lúc mở phiên tòa, vợ ông Chung có bị triệu tập đến tòa? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội, vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước là một vụ án mới phát sinh từ vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường mobile.
Hiện nay vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường mobile đã khởi tố về một số tội danh nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận điều tra. Trong vụ án này vợ ông Nguyễn Đức Chung được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn đối với vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thì cơ quan tố tụng không xác định bà này có liên quan, bởi vậy khi xét xử vụ án, có thể tòa án sẽ không triệu tập bà này tham gia vụ án này.
Vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước là một vụ án mới phát sinh từ vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường mobile. Hiện nay vụ án xảy ra tại công ty Nhật Cường mobile cơ quan điều tra C03 Bộ công an đã khởi tố về một số tội danh nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận điều tra. Trong vụ án này vợ ông Nguyễn Đức Chung được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, còn đối với vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước do cơ quan An ninh điều tra tiến hành điều tra thì cơ quan tố tụng không xác định bà này có liên quan.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội |
Điều 65. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi hoặc có nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự mà cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền: Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình; Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Nguồn: VTV 24.