Truy tố đường dây "bảo kê" xe vua ở Hà Nội

Để có tiền tiêu xài cá nhân, Lê Văn Cường, cán bộ Cục quản lý đường bộ I – Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã câu kết với giám đốc doanh nghiệp vận tải tư nhân để thiết lập đường dây “bảo kê” xe vua. Trong hai năm hoạt động, đường dây này đã thu lời bất chính hơn 6 tỷ đồng…

Truy tố đường dây "bảo kê" xe vua ở Hà Nội
Truy to duong day
Thanh tra giao thông lập biên bản xử phạt một xe "Hổ vồ" đeo logo nhưng không có giấy phép vào phố cấm. Ảnh Trọng Đảng. 
Ngày 20/5. Viện KSND TP.Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ "bảo kê" xe vua ở Hà Nội về các tội “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.
Theo đó có 3 bị can bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Phạm Văn Vinh (SN 1993), nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh; Nguyễn Ánh Hào (SN 1981), ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; Lê Văn Cường (SN 1980), nguyên cán bộ Chi cục Quản lý đường bộ I.6 thuộc Cục quản lý đường bộ I - Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Còn 4 bị can nguyên là thanh tra giao thông đường bộ bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 2 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Các bị can gồm: Lê Bá Dũng (SN 1974), nguyên cán bộ Đội Thanh tra giao thông vận tải quận Hoàng Mai; Trần Sỹ Cương (SN 1984), nguyên cán bộ Đội Thanh tra cơ động thuộc Thanh tra Sở GTVT Hà Nội; Nguyễn Quốc Cương (SN 1973), nguyên cán bộ Đội Thanh tra giao thông vận tải quận Hai Bà Trưng; Hoàng Văn Lân (SN 1963), nguyên cán bộ đội Thanh tra vận tải huyện Phú Xuyên.
Thu lợi hơn 6 tỷ đồng từ dịch vụ “bảo kê” xe tải
Theo cáo trạng, ngày 13/8/2018, Công an Hà Nội nhận được tin báo, tố giác Công ty Tuấn Vinh có trụ sở tại quận Hoàng Mai và huyện Thường Tín (Hà Nội) hoạt động “bảo kê” xe ô tô tải các loại từ 1 tấn đến siêu tải trọng lượng 80 tấn, thu lợi bất chính mỗi tháng khoảng 12,2 tỷ đồng và có sự tham gia của nhiều cán bộ thuộc lĩnh vực thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông. Theo đơn tố giác, nếu các xe tải không dán logo do nhóm của Vinh thì thường xuyên sẽ bị cân xe, bị lập biên bản đến nỗi không thể đi lại được…
Qua điều tra, cơ quan công an đã xác định các bị can Lê Văn Cường, Nguyễn Ánh Hào, Phạm Văn Vinh đã bàn bạc, thống nhất kế logo “An toàn là bạn, tai nạn là thù” và tìm kiếm, mời các chủ xe ô tô tải nộp tiền cho các đối tượng đi quan hệ. Các chủ xe tham gia đóng tiền sẽ được vô tư lưu thông mà không bị kiểm tra, hoặc được bỏ qua lỗi vi phạm, hoặc xử phạt nhẹ hơn lỗi vi phạm.
Theo phân công, Vinh, Hào có nhiệm vụ “mời” các chủ xe ô tô tải nộp tiền để được dán logo “bảo kê” và đi “lót tay” lực lượng chức năng, còn Cường có nhiệm vụ khi đi làm nhiệm vụ ở địa bàn nào sẽ thông báo cho Vinh hoặc Hào để hai đối tượng này báo chốt cho các lái xe “né”.
Cơ quan tố tụng xác định, với hình thức nêu trên, từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2018, đường dây bảo kê xe tải của Vinh đã thu tổng số hơn 6,2 tỷ đồng của các chủ xe. Trong đó, các bị can Nguyễn Ánh Hào được hưởng lợi 250 triệu đồng, Lê Văn Cường được 180 triệu đồng, Phạm Văn Vinh được 140 triệu đồng.
Còn bị can Lê Bá Dũng đã nhận 96 triệu đồng, Nguyễn Quốc Cương nhận 63 triệu đồng, Trần Sỹ Cương nhận 136 triệu đồng, Hoàng Văn Lân nhận 11 triệu đồng và 1 chai rượu từ Vinh, Hào để bỏ qua hoặc nếu kiểm tra sẽ phạt lỗi nhẹ hơn so với thực tế đối với các xe tải có logo của Công ty Tuấn Vinh.
Triệu tập hàng chục cán bộ thuộc lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông
Quá trình điều tra, Vinh và Hào còn khai nhận, sau khi thu tiền của các lái xe, hai bị can này sẽ chia nhau đi gặp, đưa tiền cho cán bộ của một số đơn vị có chức năng xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông; Cảnh sát 113, Cảnh sát trật tự Công an các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội… với số lượng từ 1,5 triệu đồng đến 60 triệu đồng/người/tháng.
Vẫn theo lời khai của các bị can, việc chung chi hằng tháng cho các cán bộ Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông diễn ra từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2018 và đều được ghi chi tiết vào sổ, song không có giấy tờ giao nhận.
Từ lời khai của các bị can, Cơ quan điều tra đã triệu tập, lấy lời khai của 90 cán bộ được cho có liên quan đến việc nhận hối lộ để bảo kê xe vua. Nhưng qua đối chất với các bị can, tất cả những người này đều phủ nhận việc nhận tiền của Vinh, Hào.
Mặc dù chưa đủ căn cứ để xử lý hình đối với những cán bộ nêu trên, song Viện KSND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Giám đốc Công an thành phố Hà Nội và Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải

Đơn tố cáo đã gửi từ hơn 1 tháng trước nhưng chưa nhận được phản hồi, trong khi đó, người tố cáo bị điều chuyển công tác

Cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải
Đại tá Văn Quyết Thắng, Phó Giám đốc phụ trách Công an tỉnh Đồng Nai, chiều 23-11 xác nhận công an tỉnh này đang làm rõ việc một số cán bộ CSGT tố cáo các lãnh đạo đội, phòng can thiệp trực tiếp vào quy trình xử lý vi phạm giao thông, bảo kê xe tải trên quốc lộ. "Đầu tuần, chúng tôi họp và sẽ thông tin với báo chí…" - đại tá Thắng nói.

CSGT Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải: “Lộ diện” sếp can thiệp

(Kiến Thức) - 2 chỉ huy cấp đội (thuộc phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai) bị thuộc cấp tố cáo can thiệp, “bảo kê” xe quá tải là đội trưởng Đội CSGT số 2 và đội phó Đội CSGT số 1.

CSGT Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải: “Lộ diện” sếp can thiệp
Liên quan đến vụ việc đang gây xôn xao dư luận CSGT Đồng Naitố cáo sếp “bảo kê” xe quá tải, sáng 24/11, nguồn tin riêng của PV Kiến Thức, 2 cán bộ cấp chỉ huy Đội CSGT số 1 và 2 (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai) là Trung tá Phạm Hải Cảng (đội trưởng Đội CSGT số 2) và Trung tá Phan Cẩm Tú (đội phó, Đội CSGT số 1) được xác định có gọi điện đến cấp dưới (các CSGT làm nhiệm vụ trên QL1, QL20) để xin cho xe vi phạm.
CSGT Dong Nai bi to bao ke xe tai: “Lo dien” sep can thiep
Hình ảnh việc xử lý xe vi phạm của CSGT bị chỉ huy gọi điện can thiệp. Ảnh cắt từ clip tố cáo.

CSGT Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải: Trách nhiệm ông anh “cấp trên” cầm đầu?

(Kiến Thức) - Trường hợp các cơ quan chức năng xác định đúng nội dung tố cáo một số cán bộ cấp lãnh đạo ở đội và Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai bảo kê, nhận tiền bao che vi phạm thì các cán bộ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.

CSGT Đồng Nai bị tố bảo kê xe tải: Trách nhiệm ông anh “cấp trên” cầm đầu?
Vụ việc một số cán bộ cấp lãnh đạo ở đội và Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai bị tố cáo "bảo kê", can thiệp, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ được báo chí đăng tải thời gian gần đây khiến dư luận đặc biệt quan tâm khi hai người tố cáo lại chính là 2 sĩ quan công an đang công tác ở Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh này.
Cụ thể, gần một tháng qua, 2 CSGT đã có đơn tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng đã có hành vi "bảo kê", can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông, cụ thể là không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.