Truy tố cựu Bí thư tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Lào Cai cáo buộc ông Nguyễn Văn Vịnh ký các văn bản trái pháp luật, tạo điều kiện cho 2 công ty khai thác và tiêu thụ quặng trái phép

VKSND tiếp tục truy tố 2 bị can Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Chung tội danh là các bị can Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng (đều là cựu phó chủ tịch UBND tỉnh); Mai Đình Định, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT); Phan Văn Cương, cựu phó giám đốc Sở Công Thương và 3 người khác.
Truy to cuu Bi thu tinh Lao Cai Nguyen Van Vinh
Bị can Nguyễn Văn Vịnh cựu Bí thư tỉnh Lào Cai.

7 người ở Công ty Apatit Việt Nam gồm Nguyễn Quang Huy, cựu Tổng giám đốc; Phạm Cao Khiêm, cựu Phó tổng giám đốc; Nguyễn Ngọc Bích, cựu Chủ tịch hội đồng thành viên… bị truy tố tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên". Riêng Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội là "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".

Hồ sơ thể hiện năm 2009, Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, trên phần diện tích đất 3,77 ha. Do có một phần diện tích trùng với dự án thuộc quy hoạch quặng apatit nên UBND tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận khu đất nêu trên giao cho Công ty Apatit Việt Nam quản lý, sử dụng.
Sau đó, Công ty Apatit Việt Nam thuê Công ty Lilama khai thác được hơn 167.000 tấn quặng. Đến tháng 5/2012, Công ty Lilama đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai, đề nghị giao lại diện tích đất 3,77 ha và cấp lại giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn rồi được đồng ý.
Truy to cuu Bi thu tinh Lao Cai Nguyen Van Vinh-Hinh-2

Bị can Doãn Văn Hưởng cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Đến tháng 5/2013, UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục có văn bản thể hiện "Nếu kết quả phân tích có phát hiện quặng (kể cả quặng nghèo), giao cho Công ty Lilama thu gom, thỏa thuận, thống nhất với Công ty Apatit Việt Nam để tập kết, quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật". Tuy nhiên, sau đó giám đốc Công ty Lilama Nguyễn Mạnh Thừa chỉ đạo nhân viên thuê các đơn vị khác đưa máy móc vào khu đất để khai thác quặng trái phép. Quặng khai thác được, Công ty Lilama bán lại cho Công ty Apatit Việt Nam, Công ty Phốt pho Vàng Việt Nam và Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, Công ty Lilama đã thực hiện khai thác trái phép và tiêu thụ hơn 1,5 triệu tấn, trị giá hơn 610 tỷ đồng. Từ những sai phạm nêu trên, Công ty Lilama thu về hơn 484 tỷ đồng, thu lời số tiền hơn 171 tỷ đồng; Công ty Apatit Việt Nam cũng hưởng lợi hơn 184 tỷ đồng. 
Cáo trạng mới ban hành đánh giá 2 bị can Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng cùng các bị can nhóm thuộc cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh Lào Cai từ năm 2011 đến năm 2015 biết rõ diện tích 3,77 ha tại thôn 2, xã Đồng Tuyển đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch quặng Apatit tại Quyết định số 28 ngày 18/8/2008 và thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản của Bộ TN-MT. Tuy nhiên, các bị can đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái công vụ, ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư trái quy định của pháp luật để cấp 3,77 ha đất cho Công ty Lilama xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng.
Bị can Nguyễn Văn Vịnh với cương vị là phó chủ tịch và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của UBND tỉnh. Người này trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án.
Trong quá trình thực thi công vụ được giao, bị can đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, ký các văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan. Từ đó, để Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam lợi dụng khai thác và tiêu thụ trái phép khoáng sản.
Với bị can Doãn Văn Hưởng, trên cương vị là phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh, người này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bị can đã có những văn bản, bút phê tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam khai thác, tiêu thụ trái phép khoáng sản.

Người tố cáo con gái ông Trần Quí Thanh bị truy tố tội lừa đảo

Viện KSND TPHCM vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Chung về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Người tố cáo con gái ông Trần Quí Thanh bị truy tố tội lừa đảo

Theo cáo trạng, từ năm 2015 - 2018, ông Chung đã sử dụng pháp nhân Công ty DCB ký kết các Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng đất, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Văn bản thỏa thuận để chuyển nhượng đất nền và thu tiền của nhiều khách hàng. Các thửa đất mà ông Chung thỏa thuận sẽ phân lô, tách thửa để bán cho khách hàng đều không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Chung, có một số thuộc quy hoạch đất giao thông, đất cây xanh,thuộc diện đất bị thu hồi không có khả năng chuyển mục đích sử dụng đất.

Cơ quan điều tra xác định, ông Chung đã sử dụng tư cách giám đốc, đại diện Công ty DCB ký hợp đồng với 45 khách hàng và thu gần 81 tỷ đồng, đã trả lại gần 4 tỷ đồng, còn chiếm đoạt gần 77 tỷ đồng. Các thửa đất trong vụ án đã chuyển nhượng qua nhiều người khác, do đó ông Chung không thể có đất để giao cho khách hàng như đã thỏa thuận, đồng thời bị can này cũng không trả lại tiền cho khách hàng.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Đề nghị truy tố Trương Mỹ Lan và 85 bị can

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị có liên quan.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Đề nghị truy tố Trương Mỹ Lan và 85 bị can
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan. Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.
Vu an Van Thinh Phat: De nghi truy to Truong My Lan va 85 bi can

Bị can Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân. 

Chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố về 3 tội danh: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh
VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Bị can Trương Mỹ Lan bị truy tố về 3 tội danh: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 353; khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.