Truy nguyên nhân Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu

Truy nguyên nhân Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu

(Kiến Thức) - Việc lập hậu và thái tử là chế độ bắt buộc của hậu cung cổ đại Trung Quốc. Nhưng vì sao Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu? 

Việc lập hậu và thái tử là chế độ bắt buộc của hậu cung cổ đại Trung Quốc. Đây cũng được coi là phần cấu thành quan trọng trong bộ máy chính trị của một đế vương. Từ thời Chiến quốc việc lập hậu đã có sự thay đổi và được quy định rõ ràng. Sau khi hoàng đế tức vị, vợ cả sẽ được lập làm hoàng hậu. Mẫu thân sẽ là hoàng thái hậu. Nhưng có lẽ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, chỉ duy nhất Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Khi khai quật lăng mộ cũng chỉ có duy nhất mộ của Tần Thủy Hoàng chứ không có phần mộ của hoàng hậu. Đây chính là một bí mật lịch sử khó giải. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Việc lập hậu và thái tử là chế độ bắt buộc của hậu cung cổ đại Trung Quốc. Đây cũng được coi là phần cấu thành quan trọng trong bộ máy chính trị của một đế vương. Từ thời Chiến quốc việc lập hậu đã có sự thay đổi và được quy định rõ ràng. Sau khi hoàng đế tức vị, vợ cả sẽ được lập làm hoàng hậu. Mẫu thân sẽ là hoàng thái hậu. Nhưng có lẽ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, chỉ duy nhất Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Khi khai quật lăng mộ cũng chỉ có duy nhất mộ của Tần Thủy Hoàng chứ không có phần mộ của hoàng hậu. Đây chính là một bí mật lịch sử khó giải. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Theo ghi chép trong lịch sử, 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng tức vị nhưng chưa trực tiếp tham gia triều chính. Sau khi chấp chính, trong vòng 17 năm nắm quyền bính trong tay, chinh chiến khắp nơi, thống nhất lục quốc. Sau khi làm vua đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, ông ta cũng chỉ cố gắng xây dựng xã hội thịnh vượng, nhưng vẫn không hề lập hoàng hậu. Tuy Tần triều là vương triều đoản mệnh nhưng cũng không phải không có đủ thời gian để Tần Thủy Hoàng lập mẫu nghi thiên hạ.
Theo ghi chép trong lịch sử, 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng tức vị nhưng chưa trực tiếp tham gia triều chính. Sau khi chấp chính, trong vòng 17 năm nắm quyền bính trong tay, chinh chiến khắp nơi, thống nhất lục quốc. Sau khi làm vua đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, ông ta cũng chỉ cố gắng xây dựng xã hội thịnh vượng, nhưng vẫn không hề lập hoàng hậu. Tuy Tần triều là vương triều đoản mệnh nhưng cũng không phải không có đủ thời gian để Tần Thủy Hoàng lập mẫu nghi thiên hạ.
Liên quan đến việc không lập hoàng hậu của Tần Vương, có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Theo ghi chép trong “ Sử Ký Lã Bất Vi truyện”, mẹ của Tần Thủy Hoàng vốn là ái thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân giàu có thời bấy giờ. Vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ đang mang thai cho Tử Sở sau này là Tần Trang Tương Vương, nên Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi chứ không phải con của Tần Trang Tương Vương.
Liên quan đến việc không lập hoàng hậu của Tần Vương, có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Theo ghi chép trong “ Sử Ký Lã Bất Vi truyện”, mẹ của Tần Thủy Hoàng vốn là ái thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân giàu có thời bấy giờ. Vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ đang mang thai cho Tử Sở sau này là Tần Trang Tương Vương, nên Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi chứ không phải con của Tần Trang Tương Vương.
Sau khi Trần Trang Tương Vương chết, thân là thái hậu đương triều nhưng Triệu Cơ hoang dâm vô độ. Bà ta đã nối lại tình xưa với Lã Bất Vi và tiếp tục thông dâm với Lao Ái sinh tiếp hai người con trai nữa. Chính việc làm mất mặt của thái hậu đã khiến Tần Thủy Hoàng cảm thấy xấu hổ, phẫn nộ và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tính cách của Tần Vương.
Sau khi Trần Trang Tương Vương chết, thân là thái hậu đương triều nhưng Triệu Cơ hoang dâm vô độ. Bà ta đã nối lại tình xưa với Lã Bất Vi và tiếp tục thông dâm với Lao Ái sinh tiếp hai người con trai nữa. Chính việc làm mất mặt của thái hậu đã khiến Tần Thủy Hoàng cảm thấy xấu hổ, phẫn nộ và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tính cách của Tần Vương.
Với tính cách hướng nội, đa nghi, chuyên quyền, ngông cuồng, tàn bạo, lạnh lùng vô tình đã biến ông ta trở thành một bạo vương mất hết lý tính nổi tiếng trong lịch sử. Chính ông ta sau này đã giết chết Lao Ái và hai đứa em ruột cùng mẹ khác cha, đuổi thái hậu ra khỏi Hàm Dương, trút cơn giận lên Lã Bất Vi, bãi miễn chức tể tướng. Lã Bất Vi vì sợ bại lộ sẽ bị mưu sát cả nhà nên đã uống thuốc độc tự sát.
Với tính cách hướng nội, đa nghi, chuyên quyền, ngông cuồng, tàn bạo, lạnh lùng vô tình đã biến ông ta trở thành một bạo vương mất hết lý tính nổi tiếng trong lịch sử. Chính ông ta sau này đã giết chết Lao Ái và hai đứa em ruột cùng mẹ khác cha, đuổi thái hậu ra khỏi Hàm Dương, trút cơn giận lên Lã Bất Vi, bãi miễn chức tể tướng. Lã Bất Vi vì sợ bại lộ sẽ bị mưu sát cả nhà nên đã uống thuốc độc tự sát.
Sau này, Tần Thủy Hoàng cũng có lúc từng cảm thấy hối hận về hành động của mình nhưng đến khi chết ông ta vẫn cương quyết không cho phép thái hậu quay về Hàm Dương. Điều này chứng tỏ tâm lý của Tần Thủy Hoàng bị tổn thương nặng nề.
Sau này, Tần Thủy Hoàng cũng có lúc từng cảm thấy hối hận về hành động của mình nhưng đến khi chết ông ta vẫn cương quyết không cho phép thái hậu quay về Hàm Dương. Điều này chứng tỏ tâm lý của Tần Thủy Hoàng bị tổn thương nặng nề.
Các chuyên gia phân tích rằng, chính do hận mẹ nên Tần Thủy Hoàng có tâm lý thù hận và không tin tưởng vào phụ nữ. Tuy trong cung có vô vàn giai nhân nhưng cũng chỉ để thỏa mãn ham muốn và nhu cầu sinh lý cho Tần Vương. Do hành vi của mẹ đẻ đã trở thành trở ngại tâm lý với Tần Thủy Hoàng nên đây chính là một nguyên nhân quan trọng khiến Tần vương mãi không chịu lập hoàng hậu.
Các chuyên gia phân tích rằng, chính do hận mẹ nên Tần Thủy Hoàng có tâm lý thù hận và không tin tưởng vào phụ nữ. Tuy trong cung có vô vàn giai nhân nhưng cũng chỉ để thỏa mãn ham muốn và nhu cầu sinh lý cho Tần Vương. Do hành vi của mẹ đẻ đã trở thành trở ngại tâm lý với Tần Thủy Hoàng nên đây chính là một nguyên nhân quan trọng khiến Tần vương mãi không chịu lập hoàng hậu.
Cũng có quan điểm khác cho rằng do yêu cầu của Tần Vương quá cao nênkhó chọn được người phù hợp để lập làm hoàng hậu. Tần Thủy Hoàng đánh tan các nước chư hầu thống nhất Trung Quốc có thể nói tư mệnh của ông ta không phải là người bình thường. Cũng chính vì thế phải chọn một người tài sắc vẹn toàn, xứng đôi với mình để làm bậc mẫu nghi thiên hạ. Nhưng tìm mãi không có ai đủ tiêu chuẩn nên vị trí hoàng hậu chốn hậu cung mãi mãi bỏ trống.
Cũng có quan điểm khác cho rằng do yêu cầu của Tần Vương quá cao nênkhó chọn được người phù hợp để lập làm hoàng hậu. Tần Thủy Hoàng đánh tan các nước chư hầu thống nhất Trung Quốc có thể nói tư mệnh của ông ta không phải là người bình thường. Cũng chính vì thế phải chọn một người tài sắc vẹn toàn, xứng đôi với mình để làm bậc mẫu nghi thiên hạ. Nhưng tìm mãi không có ai đủ tiêu chuẩn nên vị trí hoàng hậu chốn hậu cung mãi mãi bỏ trống.
Cũng có quan điểm cho rằng, sau khi thống nhất lục quốc, hàng ngày chứng kiến đám giai nhân trong hậu cung nhanh chóng quên đi nỗi nhục mất nước mà quay ra nịnh bợ chủ mới nên Tần Thủy Hoàng rất căm ghét. Ngược lại, ông ta vô cùng tôn sùng và tán dương những người phụ nữ biết thủ trinh trọng tiết. Năm 210 trước công nguyên, trên đường đi tuần thú thiên hạ. Khi đến Triết Giang biết nơi đây nam nữ thoải mái tự do yêu đương và quyết định việc hôn nhân của mình, ở địa phương thường xuyên có chuyện tháo hôn hoặc tái giá, Tần vương cho rằng việc này không phù hợp với đạo đức và luật pháp của xã hội phong kiến nên đã hạ lệnh khắc lên đá không cho phép được tiếp tục tái diễn những hành vi tương tự. Nếu ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Cũng có quan điểm cho rằng, sau khi thống nhất lục quốc, hàng ngày chứng kiến đám giai nhân trong hậu cung nhanh chóng quên đi nỗi nhục mất nước mà quay ra nịnh bợ chủ mới nên Tần Thủy Hoàng rất căm ghét. Ngược lại, ông ta vô cùng tôn sùng và tán dương những người phụ nữ biết thủ trinh trọng tiết. Năm 210 trước công nguyên, trên đường đi tuần thú thiên hạ. Khi đến Triết Giang biết nơi đây nam nữ thoải mái tự do yêu đương và quyết định việc hôn nhân của mình, ở địa phương thường xuyên có chuyện tháo hôn hoặc tái giá, Tần vương cho rằng việc này không phù hợp với đạo đức và luật pháp của xã hội phong kiến nên đã hạ lệnh khắc lên đá không cho phép được tiếp tục tái diễn những hành vi tương tự. Nếu ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Tương truyền, có một quả phụ trẻ tên là Hoài Thanh, nhà rất giàu có. Sau khi chồng qua đời nàng đã tự tay chèo chống sự nghiệp gia đình, quyết không tái giá thủ tiết thờ chồng. Đối với Tần Vương đây chính là tấm gương điển hình cho tất cả phụ nữ trong thiên hạ về trinh tiết và đức hạnh. Ông ra đã ban tặng cho nàng hai chữ “bàng tọa” tức có thể được ngồi hoặc đứng ngang hàng với mình. Thậm chí Tần Vương còn cho xây một “ Hoài Thanh Đài” dành cho nữ quả phụ này để nhằm biểu dương sự tích về nàng. Có lẽ do quan điểm về sự thủ tiết và đức hạnh của phụ nữ mà ông ta không muốn lập hoàng hậu.
Tương truyền, có một quả phụ trẻ tên là Hoài Thanh, nhà rất giàu có. Sau khi chồng qua đời nàng đã tự tay chèo chống sự nghiệp gia đình, quyết không tái giá thủ tiết thờ chồng. Đối với Tần Vương đây chính là tấm gương điển hình cho tất cả phụ nữ trong thiên hạ về trinh tiết và đức hạnh. Ông ra đã ban tặng cho nàng hai chữ “bàng tọa” tức có thể được ngồi hoặc đứng ngang hàng với mình. Thậm chí Tần Vương còn cho xây một “ Hoài Thanh Đài” dành cho nữ quả phụ này để nhằm biểu dương sự tích về nàng. Có lẽ do quan điểm về sự thủ tiết và đức hạnh của phụ nữ mà ông ta không muốn lập hoàng hậu.
Cũng có chuyên gia phân tích và chỉ ra rằng, khi còn là đứa trẻ, Doanh Chính vốn không được yêu thương. Khi lên ba, hai mẹ con họ phải đến làm con tin ở nước Triệu và luôn chịu sự khinh bỉ, coi thường, ngược đãi. Đến khi được trở về Tần quốc thì bị cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị đầy phức tạp. Cộng thêm với việc hoang dâm trơ trẽn của mẹ đẻ đã gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý và dần dần nuôi dưỡng tính cách đa nghi, tàn bạo của ông ta. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến ông không đủ niềm tin sự tiết hạnh của phụ nữ nên đã kiên quyết không muốn lập hoàng hậu.
Cũng có chuyên gia phân tích và chỉ ra rằng, khi còn là đứa trẻ, Doanh Chính vốn không được yêu thương. Khi lên ba, hai mẹ con họ phải đến làm con tin ở nước Triệu và luôn chịu sự khinh bỉ, coi thường, ngược đãi. Đến khi được trở về Tần quốc thì bị cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị đầy phức tạp. Cộng thêm với việc hoang dâm trơ trẽn của mẹ đẻ đã gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý và dần dần nuôi dưỡng tính cách đa nghi, tàn bạo của ông ta. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến ông không đủ niềm tin sự tiết hạnh của phụ nữ nên đã kiên quyết không muốn lập hoàng hậu.
Cũng có người cho rằng vì muốn trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng mới kéo dài việc lập hoàng hậu, nhưng không ngờ rằng chưa kịp lập hoàng hậu đã chết. Giải thích cho việc Tần Thủy Hoàng trong suốt 37 năm trị vì nhưng không hề một lần lập hoàng hậu có rất nhiều nhưng không có nguyên nhân nào được ghi trong chính sử. Những suy luận hay quan điểm hiện nay chỉ dựa vào những bằng chứng và tư liệu còn lại để đưa ra những dự đoán hay ý kiến, còn đúng hay sai có lẽ câu hỏi này vẫn đang còn là một bí mật chưa tìm được lời giải thỏa đáng.
Cũng có người cho rằng vì muốn trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng mới kéo dài việc lập hoàng hậu, nhưng không ngờ rằng chưa kịp lập hoàng hậu đã chết. Giải thích cho việc Tần Thủy Hoàng trong suốt 37 năm trị vì nhưng không hề một lần lập hoàng hậu có rất nhiều nhưng không có nguyên nhân nào được ghi trong chính sử. Những suy luận hay quan điểm hiện nay chỉ dựa vào những bằng chứng và tư liệu còn lại để đưa ra những dự đoán hay ý kiến, còn đúng hay sai có lẽ câu hỏi này vẫn đang còn là một bí mật chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

GALLERY MỚI NHẤT