10 địa danh phải ghé thăm của chiến dịch Điện Biên Phủ

10 địa danh phải ghé thăm của chiến dịch Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) - Hố bộc phá trên đồi A1, cầu Mường Thanh, hầm de Castries... là những dấu tích lịch sử vẫn được lưu giữ sau 6 thập kỷ chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cứ điểm đồi Him Lam (Bectrice) là một trung tâm đề kháng mạnh nằm ở phía Bắc  tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lực lượng Việt Minh đã chiếm được cứ điểm này vào ngày 13/3/1954, sau 6 tiếng đồng hồ chiến đấu. Ngày nay trên ngọn đồi này vẫn còn hệ thống hầm hào, ụ súng do người Pháp xây dựng.
Cứ điểm đồi Him Lam (Bectrice) là một trung tâm đề kháng mạnh nằm ở phía Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lực lượng Việt Minh đã chiếm được cứ điểm này vào ngày 13/3/1954, sau 6 tiếng đồng hồ chiến đấu. Ngày nay trên ngọn đồi này vẫn còn hệ thống hầm hào, ụ súng do người Pháp xây dựng.
Cứ điểm đồi Độc Lập (Gabrielle) nằm ở phân khu phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quân ta đã làm chủ được cứ điểm này sau chiến dịch diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954.
Cứ điểm đồi Độc Lập (Gabrielle) nằm ở phân khu phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quân ta đã làm chủ được cứ điểm này sau chiến dịch diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954.
Cứ điểm đồi D1 (Dominique 2) là cứ điểm ở vị trí cao nhất của dãy đồi phía Đông thuộc phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 30/3/1954, quân ta đã nổ súng tiến công và chiếm lĩnh cứ điểm này. Ngày nay, đỉnh đồi D1 là nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cứ điểm đồi D1 (Dominique 2) là cứ điểm ở vị trí cao nhất của dãy đồi phía Đông thuộc phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 30/3/1954, quân ta đã nổ súng tiến công và chiếm lĩnh cứ điểm này. Ngày nay, đỉnh đồi D1 là nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cứ điểm Đồi A1 (Eliane 2) là cứ điểm trung tâm, quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Sau những cuộc giằng co ác liệt, vào ngày 6/5/1954, quân ta đã dùng khối bộc phá 1 tấn được đào bí mật để phá sập hệ thống hầm ngầm trên đỉnh đồi, qua đó làm chủ cứ điểm này.
Cứ điểm Đồi A1 (Eliane 2) là cứ điểm trung tâm, quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Sau những cuộc giằng co ác liệt, vào ngày 6/5/1954, quân ta đã dùng khối bộc phá 1 tấn được đào bí mật để phá sập hệ thống hầm ngầm trên đỉnh đồi, qua đó làm chủ cứ điểm này.
Cầu Mường Thanh (quân Pháp gọi là cầu “Prenley”) là cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm, là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là chốt chặn cuối cùng trước khi quân ta tiến vào chiếm lĩnh Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Địện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Cầu Mường Thanh (quân Pháp gọi là cầu “Prenley”) là cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm, là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là chốt chặn cuối cùng trước khi quân ta tiến vào chiếm lĩnh Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Địện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Hầm chỉ huy của tướng de Castries nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây, vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng  de Castries tại bàn làm việc.
Hầm chỉ huy của tướng de Castries nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây, vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng
de Castries tại bàn làm việc.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã thực hiện một việc mà người Pháp cho là bất khả thi: Kéo pháo bằng tay qua các tuyến đường rừng núi hiểm trở để đưa pháo vào trận địa. Kỳ tích này đã đươc ghi nhớ bằng tượng đài Chiến sĩ kéo pháo, đặt tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã thực hiện một việc mà người Pháp cho là bất khả thi: Kéo pháo bằng tay qua các tuyến đường rừng núi hiểm trở để đưa pháo vào trận địa. Kỳ tích này đã đươc ghi nhớ bằng tượng đài Chiến sĩ kéo pháo, đặt tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên.
Cách cầu Mường Thanh không xa là hầm làm việc của Charles Piroth - chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại nơi đây, Piroth đã tự sát vào đêm 15/3/1954 do hoảng loạn trước sức mạnh của pháo binh Việt Nam.
Cách cầu Mường Thanh không xa là hầm làm việc của Charles Piroth - chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại nơi đây, Piroth đã tự sát vào đêm 15/3/1954 do hoảng loạn trước sức mạnh của pháo binh Việt Nam.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái…
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái…
Vào ngày 13/5/1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công, duyệt binh mừng chiến thắng tại trung tâm xã Mường Phăng. Tại nơi đây, tượng đài Mường Phăng, người dân thường gọi là "tượng đài mừng công", đã được xây dựng.
Vào ngày 13/5/1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công, duyệt binh mừng chiến thắng tại trung tâm xã Mường Phăng. Tại nơi đây, tượng đài Mường Phăng, người dân thường gọi là "tượng đài mừng công", đã được xây dựng.

GALLERY MỚI NHẤT