PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM - khẳng định, không đồng tình với nhiều trường đại học top trên thông báo ngưỡng điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GDĐT. “Các trường top trên đưa ra mức điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bằng điểm sàn của Bộ là vô trách nhiệm với thí sinh, ảnh hưởng các trường top dưới”, ông Dũng nhấn mạnh.
Thưa PGS.TS Đỗ Văn Dũng, các trường có thể căn cứ vào tiêu chí nào để đưa ra ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của riêng từng trường?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (Ảnh: NVCC) |
- Các trường đại học có thể căn cứ vào điểm trúng tuyển trong 3 năm liền của các ngành, cộng với độ “hot” của ngành thể hiện ở tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường, dữ liệu thí sinh đăng kí đợt 1 để đưa ra mức điểm sàn gần với dự kiến để các em thí sinh căn cứ vào đó đặt nguyên vọng, không để mất đi cơ hội vào đại học ngay từ đợt 1 của mình. Đưa ra điểm sàn theo ngành sẽ giúp các thí sinh có thể yên tâm và chủ động hơn trong việc nộp hồ sơ xét tuyển.Nhiều trường top trên đưa ngưỡng điểm chất lượng đầu vào bằng ngưỡng điểm sàn hoặc chỉ nhỉnh hơi một chút có ảnh hưởng gì tới việc đăng kí của thí sinh hay không, thưa ông?
- Tôi cực lực phản đối việc các trường top trên nhận hồ sơ của thí sinh bằng điểm sàn. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm của các trường. Hiện nay, với kĩ thuật phân tích dữ liệu, ngưỡng điểm những năm qua và mức điểm năm nay có thể dự báo được điểm chuẩn năm nay chắc chắn là xu hướng tăng. Một ngành của trường top năm ngoái lấy 23 điểm thì chắc chắn năm nay phải từ 23 điểm trở lên. Như vậy cho thí sinh từ 15,5 điểm trở lên được đăng kí nguyện vọng thì tội cho các em quá! Nhiều trường lí luận rằng, khi công bố bằng điểm sàn thì các em lớn rồi và phải có trách nhiệm tự lên mạng xem, tìm hiểu thông tin và tự đăng ký. Nhưng thực tế, học sinh THPT rất là thơ ngây, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nên nhiều em không biết việc này. Các em cứ nghĩ rằng điểm sàn 15,5 điểm là có thể đậu được và cứ thế chờ.Với kinh nghiệm làm xét tuyển của mình, ông đã gặp nhiều tình huống thí sinh “cố thủ” ở nguyện vọng cao mặc dù điểm thấp hay chưa? - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã nhiều năm đưa ra mức điểm nhận hồ sơ để thí sinh không đạt có cơ hội rút hồ sơ nhưng các em vẫn cứ để vậy. Cũng đã có nhiều trường hợp thí sinh bằng điểm sàn hoặc trên điểm sàn một chút xíu vẫn vô tư nộp hồ sơ vào các trường “hot”. Nói như vậy, để mình biết và phải thương các em, phải làm thế nào để các em hình dung ra việc với mức điểm nào thì mới có thể trúng tuyển vào trường được. Việc các trường không đưa ra mức điểm quy định riêng vừa là cẩn thận quá mức, đưa ra mức điểm cao không có thí sinh nào dám nộp. Việc không công khai một cách cụ thể điểm sàn vừa gây khó khăn cho các thí sinh, vừa ảnh hưởng đến quá trình tuyển sinh của các trường top dưới.Ông có thể dẫn chứng cụ thể hơn việc không đưa ra mức điểm đầu vào cụ thể làm gây khó khăn cho các thí sinh và ảnh hưởng quá trình tuyển sinh của các trường top dưới? - Tôi có thể giả dụ thế này, có thí sinh đạt 17 điểm và đăng ký nhiều ngành như: Y, dược, Bách khoa. Tuy nhiên do các trường không thông báo cụ thể nên các nguyện vọng này đều rớt hết và các em phải chờ đợt sau. Nếu các trường có hàng rào kỹ thuật, công bố điểm sàn cho từng ngành cao ngang ngửa những năm trước thì các em có thể đưa ra lựa chọn phù hợp hơn. Khi các em biết rằng không thể đậu được thì sẽ đăng ký ở các trường top dưới. Như thế sẽ lợi cho học sinh và cả các trường top dưới nữaTheo số liệu của Bộ GDĐT, ngày đầu tiên đã có 35.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Ông đánh giá sao với con số này? Số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng lớn là chuyện bình thường, bởi năm nay thí sinh đăng ký nguyện vọng trước khi các em biết điểm thi. Như vậy, điểm giữa các em tự đánh giá theo năng lực trong quá trình học với điểm thi hoàn toàn khác xa. Đây là một cơ hội giúp các em chuyển đổi nguyện vọng để có lợi cho các em trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.Việc này sẽ không ảnh hưởng đến các trường trong quá trình tuyển sinh. Bên cạnh đó, trong đợt đăng kí xét tuyển đầu tiên thí sinh đăng kí lệch nhau rất nhiều. Có những ngành số thì sinh đăng kí lên hàng ngàn em, có ngành lại rất ít thí sinh đăng kí. Vì thế, khi các em điều chỉnh nguyện vọng cũng giúp cho các em từ những ngành có số lượng thí sinh đăng kí cao, dự kiến điểm chuẩn tăng cao sẽ chuyển sang ngành ít thí sinh để đồng đều hơn trong một trường.
- Tôi cực lực phản đối việc các trường top trên nhận hồ sơ của thí sinh bằng điểm sàn. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm của các trường. Hiện nay, với kĩ thuật phân tích dữ liệu, ngưỡng điểm những năm qua và mức điểm năm nay có thể dự báo được điểm chuẩn năm nay chắc chắn là xu hướng tăng. Một ngành của trường top năm ngoái lấy 23 điểm thì chắc chắn năm nay phải từ 23 điểm trở lên. Như vậy cho thí sinh từ 15,5 điểm trở lên được đăng kí nguyện vọng thì tội cho các em quá! Nhiều trường lí luận rằng, khi công bố bằng điểm sàn thì các em lớn rồi và phải có trách nhiệm tự lên mạng xem, tìm hiểu thông tin và tự đăng ký. Nhưng thực tế, học sinh THPT rất là thơ ngây, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nên nhiều em không biết việc này. Các em cứ nghĩ rằng điểm sàn 15,5 điểm là có thể đậu được và cứ thế chờ.Với kinh nghiệm làm xét tuyển của mình, ông đã gặp nhiều tình huống thí sinh “cố thủ” ở nguyện vọng cao mặc dù điểm thấp hay chưa? - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã nhiều năm đưa ra mức điểm nhận hồ sơ để thí sinh không đạt có cơ hội rút hồ sơ nhưng các em vẫn cứ để vậy. Cũng đã có nhiều trường hợp thí sinh bằng điểm sàn hoặc trên điểm sàn một chút xíu vẫn vô tư nộp hồ sơ vào các trường “hot”. Nói như vậy, để mình biết và phải thương các em, phải làm thế nào để các em hình dung ra việc với mức điểm nào thì mới có thể trúng tuyển vào trường được. Việc các trường không đưa ra mức điểm quy định riêng vừa là cẩn thận quá mức, đưa ra mức điểm cao không có thí sinh nào dám nộp. Việc không công khai một cách cụ thể điểm sàn vừa gây khó khăn cho các thí sinh, vừa ảnh hưởng đến quá trình tuyển sinh của các trường top dưới.Ông có thể dẫn chứng cụ thể hơn việc không đưa ra mức điểm đầu vào cụ thể làm gây khó khăn cho các thí sinh và ảnh hưởng quá trình tuyển sinh của các trường top dưới? - Tôi có thể giả dụ thế này, có thí sinh đạt 17 điểm và đăng ký nhiều ngành như: Y, dược, Bách khoa. Tuy nhiên do các trường không thông báo cụ thể nên các nguyện vọng này đều rớt hết và các em phải chờ đợt sau. Nếu các trường có hàng rào kỹ thuật, công bố điểm sàn cho từng ngành cao ngang ngửa những năm trước thì các em có thể đưa ra lựa chọn phù hợp hơn. Khi các em biết rằng không thể đậu được thì sẽ đăng ký ở các trường top dưới. Như thế sẽ lợi cho học sinh và cả các trường top dưới nữaTheo số liệu của Bộ GDĐT, ngày đầu tiên đã có 35.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Ông đánh giá sao với con số này? Số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng lớn là chuyện bình thường, bởi năm nay thí sinh đăng ký nguyện vọng trước khi các em biết điểm thi. Như vậy, điểm giữa các em tự đánh giá theo năng lực trong quá trình học với điểm thi hoàn toàn khác xa. Đây là một cơ hội giúp các em chuyển đổi nguyện vọng để có lợi cho các em trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.Việc này sẽ không ảnh hưởng đến các trường trong quá trình tuyển sinh. Bên cạnh đó, trong đợt đăng kí xét tuyển đầu tiên thí sinh đăng kí lệch nhau rất nhiều. Có những ngành số thì sinh đăng kí lên hàng ngàn em, có ngành lại rất ít thí sinh đăng kí. Vì thế, khi các em điều chỉnh nguyện vọng cũng giúp cho các em từ những ngành có số lượng thí sinh đăng kí cao, dự kiến điểm chuẩn tăng cao sẽ chuyển sang ngành ít thí sinh để đồng đều hơn trong một trường.