Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Dùng bằng giả làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ tại hơn 20 trường ĐH

Nghiên cứu sinh, học viên cao học của hơn 20 trường ĐH trên cả nước đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm điều kiện tuyển sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Dùng bằng giả làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ tại hơn 20 trường ĐH
Trong danh sách các trường ĐH này, có cả những trường lớn như ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội… Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, Học viện Báo chí - Tuyên truyền có 4 trường hợp, ĐH Huế có 4 trường hợp.
Ngoài ra, 2 giảng viên của Trường ĐH Luật (thuộc ĐH Huế) đã trúng tuyển năm 2018 vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 của trường ĐH Đông Đô, 1 giảng viên của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng trúng tuyển vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 này.
Một trường hợp tại TPHCM sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh của Trường ĐH Đông Đô nộp hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ tại một trường ĐH công lập đóng tại TPHCM.
Truong DH Dong Do cap bang gia: Dung bang gia lam nghien cuu sinh, tien si tai hon 20 truong DH
 Trường ĐH Đông Đô - Ảnh: Bạch Hoàng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 20/12, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc cần phải làm rõ và công khai danh sách những người đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô.
"Giáo dục cần phải trung thực hàng đầu. Thầy cô giáo mà gian dối thì không thể làm thầy được, làm sao dạy được học trò trung thực. Những người đang làm công tác giảng dạy ở các Trường ĐH cần phải chuyển nghề, không nên làm giáo viên" - TS Vinh nhấn mạnh.
Ông Vinh cũng cho rằng tính liêm chính đối với cán bộ, công chức phải rất cao. "Trong học thuật đã không liêm chính thì khi có chức, có quyền, làm sao học đảm bảo liêm chính được. Vì thế đối với cán bộ công chức cố tình sử dụng bằng giả, cần buộc thôi việc, kỷ luật nghiêm theo đúng quy định" - ông Vinh nêu quan điểm.
Liên quan đến các học sinh sử dụng bằng giả đang theo học tại Trường ĐH Sư phạm, lãnh đạo trường này cho hay trường đang chờ quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô.
Trong khi đó, Đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết trường không công nhận văn bằng đối với những trường hợp dùng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô. Nếu nghiên cứu sinh không có văn bằng Ngôn ngữ Anh của trường ĐH được phép đào tạo và cấp bằng hay chứng chỉ quốc tế theo quy định để thay thế thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) vừa ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô Hà Nội.
Theo VKSNDTC, có 626 trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh nhưng cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo. Trong đó, hồ sơ thể hiện có trường hợp tham gia học thật, thi thật đã được cấp bằng. Do vậy, cần xác định những trường hợp nào được cấp bằng không qua đào tạo của từng lần cấp bằng giả và từng bị can phải chịu trách nhiệm về việc làm giả đối với các trường hợp cụ thể ra sao?
Bên cạnh đó, VKSNDTC cũng yêu cầu các đơn vị chủ quản phải xử lý trách nhiệm các đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp dùng bằng không được cấp đúng quy định. Trong số này, cơ quan điều tra mới thu giữ 67 bằng gốc.
Đối với 60 trường hợp dùng bằng giả, đến nay mới xác định được 25 trường hợp gồm 22 người rút hồ sơ và dừng chương trình nghiên cứu sinh khi khởi tố vụ án; 1 trường hợp thôi học thạc sĩ; 1 trường hợp công chức nghỉ việc; 1 trường hợp xin rút kết quả nâng ngạch thanh tra viên.
Do đó, VKSNDTC cho rằng 35 trường hợp còn lại vẫn cần xác định đã dùng bằng giả thế nào để yêu cầu xử lý theo quy định. Cơ quan chức năng phải xử lý trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng bằng giả.
VKSND tối cao yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung trong không quá 2 tháng.

Hành trình xài bằng giả tiến thân của nữ quan Đắk Nông Hoàng Thị Quyên

(Kiến Thức) - Sử dụng bằng giả để làm việc, thăng tiến qua các chức vụ cán bộ chuyên trách dân số gia đình và trẻ em, Phó chủ tịch xã rồi Chủ tịch xã, bà Quyên đã bị phát hiện và cách tất cả mọi chức vụ.

Hành trình xài bằng giả tiến thân của nữ quan Đắk Nông Hoàng Thị Quyên
Ngày 17/10, ông Trần Đình Tiến - Chánh văn phòng UBND huyện Đăk R'lâp cho biết, đã cách chức Chủ tịch UBND xã Đăk Sin đối với bà Hoàng Thị Quyên (47 tuổi). Ngoài ra, nữ cán bộ này cũng bị cách tất cả chức vụ trong Đảng.
Hanh trinh xai bang gia tien than cua nu quan Dak Nong Hoang Thi Quyen
Trụ sở UBND xã Đắk Sin nơi bà Hoàng Thị Quyên công tác.

Trước đó, UBND huyện đã nhận được đơn của người dân, tố cáo bà Hoàng Thị Quyên sử dụng bằng cấp không hợp pháp để đi học và thăng tiến.

Sau khi nhận được đơn tố cáo, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đắk R’lấp đã thành lập tổ kiểm tra xác minh vụ việc. Tổ kiểm tra sau đó phát hiện bà Hoàng Thị Quyên dùng bằng cấp 3 giả. 

Dùng bằng giả tiến thân, muôn vàn chiêu thức giữ ghế của quan Việt

(Kiến Thức) - Mới đây,  cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước phát hiện một Phó Bí thư thường trực huyện dùng bằng giả để xin việc và được bầu vào các chức danh ở huyện gây xôn xao.

Dùng bằng giả tiến thân, muôn vàn chiêu thức giữ ghế của quan Việt
Dung bang gia tien than, muon van chieu thuc giu ghe cua quan Viet
Phó Bí thư huyện ở Bình Phước bị cách chức vì sử dụng bằng giả: Mới đây, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ đối với ông Bùi Quốc Minh - Phó Bí thư thường trực huyện Phú Riềng do có hành vi sử dụng bằng giả để đi xin việc, từ đó được bầu vào các chức danh chủ chốt ở huyện. 

Đại học Đông Đô cấp bằng giả: Học phí 24 tỷ đi đâu?

(Kiến Thức) - 12 cơ sở, cá nhân đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho trường Đại học Đông Đô tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi, số tiền này đi đâu?

Đại học Đông Đô cấp bằng giả: Học phí 24 tỷ đi đâu?
24 tỷ tiền học phí của 3527 học viên đi đâu?
Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa đề nghị truy tố cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô - Dương Văn Hòa cùng một loạt cán bộ trường này trong vụ cấp hàng trăm văn bằng giả về hành vi “Giả mạo trong công tác”. Chủ mưu vụ án được xác định là bị can Trần Khắc Hùng (SN 1972, Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô) vẫn đang bỏ trốn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.