Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư: Báo chí phải đồng hành với lợi ích quốc gia, dân tộc

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong sứ mệnh cao cả của mình, báo chí phải luôn đồng hành vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc.

Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư: Báo chí phải đồng hành với lợi ích quốc gia, dân tộc

Ngày 24/12, tại TP HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Báo chí phản biện phải trúng, phải đúng

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, mọi hoạt động của báo chí đều tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạnh của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

Truong Ban Tuyen giao T.U: Bao chi phai dong hanh voi loi ich quoc gia, dan toc

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa

Qua đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu bật 6 sứ mệnh mà báo chí phải thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Thứ nhất, phải thực hiện tốt chức năng định hướng tư tưởng, dư luận. Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chức năng này báo chí đã thể hiện rất tốt khi trở thành một trong những lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp tuyên truyền và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, báo chí phải làm tốt hơn nữa.

Thứ hai, phải từ thực tiễn để xác định vai trò của báo chí. Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thực tiễn rất phong phú, nhưng phải xác định được trọng tâm, trọng điểm. Báo chí phải đi vào các điểm mới, điểm khó, đi tới vùng sâu, vùng xa, để đồng hành cùng với nhân dân, với dân tộc để định hướng dư luận.

Thứ ba, báo chí phải tiếp tục phát huy tính dân chủ, gắn với sự mệnh, trách nhiệm, kỷ cương… để luôn thực hiện sứ mệnh cao cả là đồng hành với dân tộc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc… Theo đó, báo chí phải hướng tới chân - thiện - mỹ, tôn vinh những mô hình sáng tạo của nhân dân trong thời kỳ mới, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết trong nhân dân.

Thứ tư, phải nhận thức đầy đủ hơn chức năng phản biện xã hội. Phản biện phải trúng, phải đúng mới có thể thực hiện tốt chủ trương ý Đảng, lòng dân.

Trong phản biện cũng phải phê phán các quan điểm sai trái, lên án việc lợi dụng chức năng phản biện để làm sai đạo đức nghề báo, để lợi dụng vai trò báo chí vi phạm pháp luật. Tuyệt đối không để phản biện xã hội trên báo chí bị các thế lực thù địch lợi dụng cho những mục đích sai trái.

Thứ năm, báo chí phải xung kích, đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các lĩnh vực: Tư tưởng lý luận, lĩnh vực báo chí và lĩnh vực văn học nghệ thuật trong tình hình mới.

Thứ sáu, báo chí phải là lực lượng đồng hành, tiên phong hơn nữa trong nhiệm vụ tuyên truyền về thông tin đối ngoại.

Đề thực hiện 6 sứ mệnh nói trên, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề ra 6 nhiệm vụ mà báo chí phải làm trong thời gian tới.

Thứ nhất, phải quán triệt, thực hiện tốt đề án kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Hướng tới báo chí cách mạng hiện đại, thể hiện trách nhiệm làm gì và gửi gắm gì cho mai sau.

Thứ hai, rà soát lại để thực hiện tốt hơn đề án quy hoạch báo chí, xuất bản gắn xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả,

Thứ ba, phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến báo chí. Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ trương đã có rồi, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo và Ban Tuyên giáo Trung ương cũng thống nhất vấn đề này, các tỉnh cũng đồng tình cao. Do đó, cần khẩn trương thực hiện.

Thứ tư, báo chí phải quan tâm tới ba nguồn lực trong tiến trình phát triển. Đó là nguồn lực con người, ứng dụng công nghệ khoa học 4.0 và nguồn lực ngân sách - tài chính. Trong ba nguồn lực trên, nguồn lực về con người là quan trọng nhất. Vì thế, phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra đội ngũ làm báo có tính cách mạng, chuyên nghiệp, kiên định và bản lĩnh... đáp ứng hoạt động báo chí trong môi trường đa phương tiện.

Thứ năm, thực hiện tốt chủ trương xây dựng các tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí, nêu cao vai trò của Tổng biên tập, của từng đảng viên trong cơ quan báo chí.

Thứ sáu, báo chí phải đồng hành với mục tiêu chung là khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, đồng hành với an sinh xã hội.

Phải đặt tính cách mạng lên hàng đầu

Trước đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của báo chí trong dự thảo báo cáo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trong phương hướng và nhiệm vụ, phải xác định không chỉ cho năm 2023 mà còn hướng tới 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Truong Ban Tuyen giao T.U: Bao chi phai dong hanh voi loi ich quoc gia, dan toc-Hinh-2

Toàn cảnh hội nghị báo chí toàn quốc

“Đây là sự kiện rất quan trọng không chỉ cho sự nghiệp báo chí mà còn là sự nghiệp văn hóa tư tưởng của Đảng, là mong mỏi, kỳ vọng của toàn Đảng, toàn dân đối với sự nghiệp báo chí nước nhà nên phải có tầm nhìn xa”, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.

Ngoài ra, nhiệm vụ của báo chí cũng cần phải hướng tới việc chuẩn cho sự kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, sự kiện 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

Về mục tiêu, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu bám sát các mục tiêu của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, trong đề án về quy hoạch và quản lý báo chí đã đặt ra: “Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Trong đó, tính cách mạng phải đặt lên hàng đầu.

Trong vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, không thể nói chung chung, phải nói cụ thể vào mục tiêu về tính cách mạng, tính chuyên nghiệp và tính nhân văn, hiện đại… đã thể hiện rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Cũng theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng. Vì thế, các hoạt động báo chí phải thấm nhuần tinh thần đó.

Phú Thọ: 6 giải pháp rút ra từ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội tiếp tục được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật quan tâm.

Phú Thọ: 6 giải pháp rút ra từ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Năm 2021, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng chịu nhiều tác động bởi dịch Covid - 19. Song, bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) tiếp tục được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả, giúp các cấp, các ngành có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định.
Phu Tho: 6 giai phap rut ra tu hoat dong tu van, phan bien va giam dinh xa hoi
 Ông Đặng Đình Vượng – Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội thảo TVPB&GĐXH “ Đề án phát triển cây bưởi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025”
Hoạt động TVPB&GĐXH và công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò, trí tuệ của đội ngũ trí thức luôn được Liên hiệp hội xác định là một hoạt động trọng tâm, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ trí thức KHCN đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngay từ đầu năm, Liên hiệp Hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành rà soát, tổng hợp các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện cần phải thực hiện TVPB&GĐXH trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó xây dựng kế hoạch TVPB&GĐXH cả năm và từng nhiệm vụ để thực hiện. Đồng thời, Liên hiệp hội đã nhận được đề xuất thực hiện một số nhiệm vụ TVPB&GĐXH đối với các chương trình, đề án theo đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong năm, Liên hiệp hội đã triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, trong đó, có 07 nhiệm vụ do UBND tỉnh giao; 05 dự thảo đề án, kế hoạch do các Sở, Ngành đề nghị; 01 dự thảo đề án do UBMTTQ huyện Tam Nông đề nghị; 01 đề tài TVPB&GĐXH do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giao thực hiện.

“Viết tiếp những ước mơ” khắc hoạ hoạt động ý nghĩa của phụ nữ Việt Nam

Sáng 9/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Viết tiếp những ước mơ" trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.

“Viết tiếp những ước mơ” khắc hoạ hoạt động ý nghĩa của phụ nữ Việt Nam
“Viet tiep nhung uoc mo” khac hoa hoat dong y nghia cua phu nu Viet Nam
 Sáng nay, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã tới dự Triển lãm "Viết tiếp những ước mơ".
“Viet tiep nhung uoc mo” khac hoa hoat dong y nghia cua phu nu Viet Nam-Hinh-2
Trong buổi triển lãm, các đại biểu đã nhắn tin ủng hộ xây dựng mô hình sinh kế cho phụ nữ biên cương chào mừng Đại hội.  

Agribank vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021

Tại Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021, Agribank vinh dự được trao tặng giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021.

Agribank vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021
Tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên phong nghiêm túc thực hiện chính sách tiền tệ, chủ lực trên thị trường tài chính, nhất là nông nghiệp, nông thôn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, tích cực đóng góp đối với Ngân sách Nhà nước, luôn phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Agribank vinh du dat giai thuong Sao Vang dat Viet nam 2021
 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.