Trường Bách khoa Hà Nội chuyển thành đại học, việc cấp bằng ra sao?

Trường Bách khoa Hà Nội chuyển lên ĐH nhưng khác mô hình của ĐH Quốc gia. Việc cấp bằng cho người học thuộc quyền của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trường Bách khoa Hà Nội chuyển thành đại học, việc cấp bằng ra sao?
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, việc Trường Bách khoa Hà Nội trở thành ĐH không phải chỉ thay đổi cái tên, cũng không phải để có một vị thế trong hệ thống.

Ông Sơn đánh giá:

Quan trọng nhất là bước chuyển này sẽ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội có cơ hội đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tăng cường tính phân cấp để thực hiện đúng tinh thần tự chủ và nâng cao hiệu quả trong quản lý, nâng cao vị thế, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các trường trực thuộc. Từ đó, tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên, của các đơn vị chuyên môn.

Truong Bach khoa Ha Noi chuyen thanh dai hoc, viec cap bang ra sao?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn: Mô hình của ĐH Bách khoa Hà Nội rất phù hợp với mô hình của các ĐH lớn trên thế giới.

ĐH Bách khoa Hà Nội có quy mô rất lớn. Từng trường trực thuộc cũng đã có quy mô từ 5.000 - 8.000 sinh viên, không kém gì một số trường độc lập khác. Do đó, việc trao cho các trường trách nhiệm, quyền hạn lớn hơn là rất cần thiết.

Có thể nói, việc chuyển lên mô hình đại học này đã được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, theo đúng lộ trình và xu thế. Mô hình của ĐH Bách khoa Hà Nội rất phù hợp với mô hình của các ĐH lớn trên thế giới, trong đó các trường và các viện trực thuộc được phân quyền cao.

Tuy nhiên, các trường này không như các trường ĐH thành viên và không có tư cách pháp nhân. Tức là trường vẫn sẽ nằm trong một thể thống nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Các trường này có con dấu, có tài khoản, được phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm nhiều hơn và được tự chủ cao hơn nhưng không có tư cách pháp nhân riêng. Việc cấp bằng cho người học vẫn thuộc quyền của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội. Như vậy, mô hình đại học này khác với mô hình của ĐH Quốc gia hay ĐH vùng ở điểm đó.

Không "đẻ" thêm nhiều "ghế"

Ông nói rằng việc này hướng đến tinh gọn bộ máy quản lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến băn khoăn khi trường lên ĐH liệu có thêm nhiều “ghế” vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng ban ở các trường. Quan điểm của ông ra sao?

Thực tế là dù có thêm một số vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường nhưng cơ bản số lượng chức danh vị trí lãnh đạo giảm so với trước.

Trước đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 20 đơn vị chuyên môn (17 viện và 3 khoa). Qua quá trình chuyển đổi thành 3 trường và một số khoa, viện như hiện nay, đã giảm đi 4-5 đơn vị chuyên môn. Còn vấn đề lương, phụ cấp của các vị trí này thì vẫn là tiền của nhà trường, không gây phát sinh cho ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, khi thu gọn số đơn vị đầu mối thì sẽ giảm được số trưởng, phó đơn vị. Như vậy, không có thêm vị trí quản lý, mà chỉ giảm đi. Cần hiểu rằng, vị trí hiệu trưởng các trường trực thuộc không tương đương với hiệu trưởng một trường ĐH có tư cách pháp nhân như các trường bên ngoài.

Một điểm quan trọng khác là việc cấu trúc lại các khoa, viện trước đây thành các trường trực thuộc với quy mô lớn hơn sẽ tạo nên tính liên ngành tốt hơn. Qua đó giúp phát huy sức mạnh về đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học công nghệ.

Theo ông, việc chuyển đổi từ trường thành ĐH có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH nói chung?

Mỗi trường ĐH cần xác định một cấu trúc tổ chức bên trong tối ưu để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển cũng như sứ mệnh đã đặt ra. Với những trường có quy mô lớn và có số lượng ngành đào tạo nhiều, nhu cầu bên trong cần phân cấp, tự chủ đa dạng như Bách khoa Hà Nội, thì việc chuyển thành ĐH gồm những trường trực thuộc theo từng lĩnh vực là rất phù hợp và cần thiết.

Ngược lại, những trường nhỏ mà tổ chức theo mô hình của trường lớn thì không ổn.

Như vậy, trở thành ĐH không phải xu hướng hay mục tiêu để trường nào cũng phải phấn đấu theo. Đây cũng không phải là một cái tên cho "oách". Quan trọng là mỗi trường phải tìm được mô hình thật phù hợp với mình thì mới phát huy được nội lực.

Khi tìm được mô hình phù hợp, phát huy được sức mạnh từ cấu trúc và có hệ thống quản trị phù hợp, phát triển tốt, các trường sẽ đóng góp chung cho sự phát triển của hệ thống. ĐH Bách khoa Hà Nội có thể coi là một ví dụ điển hình, bài học về xác định được mô hình, cấu trúc quản trị phù hợp cho các đơn vị khác nếu có định hướng trở thành ĐH trong tương lai.

Mạnh mẽ không thua gì con trai, nữ sinh Bách Khoa gây ấn tượng

(Kiến Thức) - Nguyễn Thị Kim Phụng là sinh viên năm thứ tư Đại học Bách khoa Hà Nội. Nữ sinh này gây ấn tượng không chỉ bởi sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, Kim Phụng còn có cá tính mạnh mẽ không kém gì con trai.

Mạnh mẽ không thua gì con trai, nữ sinh Bách Khoa gây ấn tượng
Manh me khong thua gi con trai, nu sinh Bach Khoa gay an tuong
 Nguyễn Thị Kim Phụng sinh năm 1999, đến từ Hà Tĩnh là sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, ĐH Bách khoa Hà Nội. Xuất thân là cựu học sinh chuyên Lý trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An, Phụng tâm sự mình có nền tảng kiến thức tự nhiên tốt.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 2021

 Năm 2021, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng, theo kết quả kỳ thi riêng và kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 2021
Đại học Bách khoa Hà Nội mới đây công bố phương án tuyển sinh dự kiến của năm học 2021. Theo đó trường tuyển sinh theo 3 phương thức.

“Nàng thơ” Bách Khoa khoe ảnh dịu dàng nhận triệu like

(Kiến Thức) - Kim Phụng (nữ sinh trường Đại học Bách khoa Hà Nội) gây ấn tượng không chỉ bởi sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, cô nàng còn có cá tính mạnh mẽ không kém gì con trai.

“Nàng thơ” Bách Khoa khoe ảnh dịu dàng nhận triệu like
“Nang tho” Bach Khoa khoe anh diu dang nhan trieu like
 Nguyễn Thị Kim Phụng sinh năm 1999, đến từ Hà Tĩnh là sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.