Trước khi lên sàn HoSE, Thủy điện Hủa Na làm ăn sao?

Trong quý III/2023, doanh thu của Thủy điện Hủa Na đạt 235,9 tỷ đồng, giảm 44,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho biết, ngày 12/1/2024, hơn 235,2 triệu cổ phiếu HNA của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (mã ck: HNA) sẽ chính thức niêm yết trên sàn HoSE.
Giá tham chiếu ngày chào sàn là 18.350 đồng/cổ phiếu và biên độ phiên giao dịch ngày đầu tiên là 20%. Như vậy, ước tính ngày chào sàn, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na được định giá hơn 4.316,5 tỷ đồng.
Truoc khi len san HoSE, Thuy dien Hua Na lam an sao?
 Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na  là chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại TP Vinh (Nghệ An). Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh điện năng. Chủ tịch HĐQT Thuỷ điện Hủa Na là ông Hoàng Xuân Thành.
Về cơ cấu cổ đông, Thủy điện Hủa Na có sự góp vốn của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (80,72%), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (3,71%), Ngân hàng TMCP Bắc Á (4,91%), và Ngân hàng TMCP Quân Đội (4,46%).
Trải qua 4 lần tăng vốn, tính đến ngày 30/6/2020, vốn điều lệ của Thủy điện Hủa Na đạt 2.352,3 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh chính của Thủy điện Hủa Na là sản xuất điện, vận hành nhà máy điện. Công ty là chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu thuộc địa phận xã Đồng Văn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Nhà máy thủy điện Hủa Na có công suất thiết kế 180MW, bao gồm 2 tổ máy với tổng mức đầu tư 7.093 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình nhiều năm theo thiết kế là 717,6 triệu kWh. Nhà máy vận hành phát điện hòa vào hệ thống điện Quốc gia tổ máy số 1 vào ngày 1/2/2013, tổ máy số 2 vào ngày 27/3/2013.
Truoc khi len san HoSE, Thuy dien Hua Na lam an sao?-Hinh-2
Kết quả kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ trong quý III/2023 của Thủy điện Hủa Na.
Báo cáo kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ của Thủy điện Hủa Na cho thấy, trong quý III/2023, doanh thu công ty đạt 235,9 tỷ đồng, giảm 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn hàng bán giảm về mức 113 tỷ đồng so với con số 123,7 tỷ đồng ghi nhận ở cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, chi phí tài chính giảm mạnh về mức 6,8 tỷ đồng, giảm 59% so với quý III/2022.
Khấu trừ đi giá vốn và các chi phí, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na ghi nhận lãi sau thuế 105,5 tỷ đồng, giảm 161,6 tỷ đồng so với quý III/2022.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Thủy điện Hủa Na đạt 521,3 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 197,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 152,3 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của công ty đạt 3.574 tỷ đồng, giảm 9,28% so với hồi đầu năm. Trong đó, chiếm chủ yếu là tài sản cố định 3.018 tỷ đồng. 
Tổng nợ phải trả giảm về mức 314,3 tỷ đồng, giảm 46% so với đầu năm 2023, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 204,9 tỷ đồng; nợ dài hạn ghi nhận 109,3 tỷ đồng.
Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn tính đến cuối quý III/2023 là 239,4 tỷ đồng, giảm hơn so với con số 513,7 tỷ đồng ở đầu năm 2023.

Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ phải dừng vận hành do chưa có giá điện

Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ không được huy động do chưa có giá điện mới, gây lãng phí. Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên tục có văn bản đề nghị Bộ Công Thương gỡ vướng nhưng chưa được trả lời.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương lưu ý việc vận hành nhà máy thủy điện nhỏ đã hết hạn hợp đồng mua bán điện hoặc có hợp đồng mua bán điện nhưng giá điện đã hết hiệu lực.

Nhieu nha may thuy dien nho phai dung van hanh do chua co gia dien

Nhiều thủy điện nhỏ chưa có giá điện mới nên bị dừng huy động. (Ảnh minh họa: L.Bằng)

Trước đó, EVN đã có văn bản nêu vướng mắc của thực trạng này nhưng chưa được Bộ Công Thương trả lời. Do đó, EVN tiếp tục có văn bản xin ý kiến.

Theo quy định pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không huy động các nhà máy thủy điện nhỏ này.

Tại văn bản hồi giữa tháng 12/2022, EVN cho hay căn cứ quy định, tập đoàn chỉ được phép vận hành các nhà máy điện này trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Do vậy, EVN kiến nghị trong khi chờ đàm phán giá điện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực, cho phép EVN ký Hợp đồng với giá điện bằng chi phí vận hành và bảo dưỡng, các khoản thuế, phí theo quy định (thuế tài nguyên nước, phí môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước). Đây là cơ sở để vận hành các nhà máy điện thuộc diện trên, tránh lãng phí tài nguyên như trường hợp nhà máy thủy điện Ry Ninh II (công suất 8MW, hết hạn giá điện từ tháng 4/2022).

Thời hạn áp dụng của Hợp đồng nêu trên tính từ ngày ký cho đến khi nhà máy có giá điện mới được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được đàm phán thống nhất theo hướng dẫn của nhà chức trách.

Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa có văn bản trả lời.

Theo EVN, đối với các nhà máy thủy điện nhỏ, việc không vận hành nhà máy sẽ dẫn đến phải xả nước gây lãng phí.

Nhieu nha may thuy dien nho phai dung van hanh do chua co gia dien-Hinh-2

Bộ gửi văn bản về tỉnh: Tạm dừng triển khai thủy điện nhỏ

Bộ Công Thương đề nghị tạm dừng triển khai các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư xây dựng.

Vì sao Cty thủy điện Đăk Psi bị thu hồi gần 14.000m2 đất?

Do vi phạm Luật Đất đai, Công ty CP Đầu tư và Phát triển thủy điện Đăk Psi bị UBND tỉnh Kon Tum thu hồi 13.914m2 đất thuê.

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định thu hồi một phần diện tích đất đã cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển thủy điện Đăk Psi (gọi tắt là Công ty thủy điện Đăk Psi) thuê tại Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 21/4/2009 của UBND tỉnh Kon Tum để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở ban điều hành và nhà ở công nhân vận hành thủy điện Đăk Psi.
Theo đó, diện tích đất bị thu hồi là 13.914m2, tại khối phố 8 (nay là khối phố 9), thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Lý do thu hồi là Công ty thủy điện Đăk Psi đã vi phạm theo quy định tại điểm I, khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013.

Thiếu điện, EVN lấy nguồn nào để bổ sung?

Để đảm bảo nguồn điện bổ sung, EVN đã đàm phán ký kết với nhiều nhà máy điện như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy thủy điện Sông Lô 7, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 3 hay các nhà máy thủy điện Lào.

Không còn điện dự phòng

Thời gian vừa qua, tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng. Áp lực cung ứng điện đã, đang và sẽ tiếp tục đặt nặng lên các nhà máy nhiệt điện than, khí…

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Thời gian trước tết luôn bận rộn với những cuộc hẹn, tiệc tùng, mua sắm... Việc chia nhỏ từng không gian trong nhà để dọn dẹp không chỉ giảm tải công việc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.