1. Kim cương
Từng là biểu tượng của sự xa xỉ, kim cương ngày nay thực tế không còn giá trị nhiều.
Nguyên liệu thô của kim cương thực chất là một khoáng chất rất phổ biến. Trước đây, công nghệ khai thác mỏ chưa đủ hiện đại, số lượng khoáng sản khai thác được rất ít nên có thể bán với giá cao.
Nhưng hiện nay, khi công nghệ khai thác đã được cải tiến, các vật liệu như kim cương đã trở nên rất phổ biến và có thể dễ dàng khai thác số lượng lớn.
Cùng với bối cảnh kinh tế không tích cực, không phải cặp đôi mới cưới nào cũng đủ khả năng mua một viên kim cương tự nhiên. Trong khi mối liên hệ giữa doanh số kim cương và kết hôn là rất đáng kể.
Bên cạnh đó, nguồn cung kim cương nhân tạo ngày càng dồi dào. Nhiều người tiêu dùng cũng ưu tiên kim cương nhân tạo hơn bởi giá cả hợp lý, và ngoại hình “khó phân biệt với kim cương thật”.
Theo Biswas, ở khía cạnh đầu tư, kim cương không còn được coi là một kênh lưu giữ giá trị theo thời gian vì giá của chúng giảm trong những năm qua.
2. Đông trùng hạ thảo
Trước đây khi nhắc đến đông trùng hạ thảo, mọi người đều nói chúng là “thần dược” và sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để mua về. Ở thời kỳ đỉnh cao, một kg đông trùng hạ thảo có thể bán với giá hàng trăm nghìn NDT (100.000 NDT tương đương 337 triệu đồng).
Tuy nhiên ngày nay, đông trùng hạ thảo khá dễ trồng, số lượng tăng mạnh nên không còn là mặt hàng hiếm. Người tiêu dùng cũng nhận biết được rằng đông trùng hạ thảo chỉ là một dược liệu thông thường của Trung Quốc, có công dụng bổ thận, tráng dương, bổ phổi, giảm hen suyễn, giảm đờm. Ngày nay, nó chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh như hen suyễn, cảm lạnh ở người già nhưng hiệu quả không quá “thần kỳ” như được thổi phồng trước kia.
3. Chó ngao Tây Tạng
Hơn 10 năm trước, chó ngao Tây Tạng được coi là loài thú nuôi “thần thánh”. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn NDT, thậm chí là hàng chục triệu NDT để có được một chú chó ngao Tây Tạng. Ở một số nơi, lễ chào đón dành cho chó ngao Tây Tạng rầm rộ không khác gì một lễ cưới.
Nhưng trên thực tế, chúng chỉ là kết quả của những “quảng cáo có cánh”, mang tính cường điệu ở thời điểm mà internet chưa phát triển lắm. Sau nhiều năm, người ta đã nhận ra loài thú này chỉ là một giống chó thông thường, không có nhiều giá trị. Ngoài ra, chúng không phù hợp để sống ở những khu vực khác ngoài Tây Tạng. Nhiều người đã bỏ tiền mua chó ngao Tây Tạng nhưng chúng đã chết ngay sau đó vì không quen môi trường sống mới.
4. Tem
Từ thế hệ GenZ trở đi, những con tem có lẽ vô cùng lạ lẫm. Còn đối với những thế hệ 7x, 8x và 9x, những con tem từng được coi là một “tích sản” có giá trị tăng dần theo thời gian.
Thời xưa, các phương tiện liên lạc chưa phát triển như bây giờ, thậm chí còn chưa có điện thoại di động. Muốn giao tiếp, chúng ta chỉ có thể viết thư. Khi viết thư sẽ phải dán tem lên đó, vì vậy tem mới trở nên có giá trị.
Ngoài ra, hoa văn của mỗi con tem đều khác nhau, giống như những tấm thiệp kỷ niệm do nhiều công ty hoạt hình sản xuất hiện nay. Chúng đặc biệt có giá trị sưu tầm và nhanh chóng được mọi người săn lùng.
Nhưng những năm gần đây, việc tem có thể bán giá cao khá hiếm. Có lẽ bởi nếu không có sự giúp đỡ của thời đại, những con tem này cũng chỉ là mảnh giấy mà thôi. Trên thực tế, tem đã mất giá nhanh chóng chỉ trong vài năm qua.