Trung tâm thủ đô Tripoli bị nã pháo, chiến sự leo thang tại Libya

Ít nhất 4 người thiệt mạng, và 23 người khác bị thương khi thủ đô Tripoli của Libya hứng chịu nhiều vụ tấn công bằng rocket.

Trung tâm thủ đô Tripoli bị nã pháo, chiến sự leo thang tại Libya
Vụ việc này cho thấy tình trạng đối đầu giữa Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận và Lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Hafta chỉ huy càng trở nên gay gắt.
Trung tam thu do Tripoli bi na phao, chien su leo thang tai Libya
Nhiều người biểu tình phản đối tướng Khalifa Haftar ở trung tâm thủ đô Tripoli ngày 12/4. Ảnh: Reuters. 
Theo tờ Người quan sát Libya Observer, ít nhất 7 vụ nổ lớn đã làm rung chuyển khu vực trung tâm thủ đô Tripoli. Các nhân chứng cho biết ngay sau các vụ nổ, nhiều cột khói bốc cao lên bầu trời quận Abu Salim, phía Nam thủ đô Tripoli. Đây là lần đầu tiên khu vực trung tâm thủ đô Tripoli bị tấn công trong các cuộc đụng độ gần đây.
Vụ tấn công mới nhất diễn ra sau khi trên mạng xã hội xuất hiện một số video được cho là lực lượng trung thành với Tướng Hafta - người đứng đầu Quân đội quốc gia Libya (LNA) nã pháo vào khu dân cư. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli đã cáo buộc Quân đội quốc gia Libya bắn rocket vào khu dân cư.
Phó Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya, ông Ahmed Maiteeg tuyên bố: “13 ngày trước, những kẻ xâm lược từ phía Đông Libya bắt đầu tấn công vào thủ đô và Chính phủ đoàn kết dân tộc, chính phủ hợp pháp của Libya. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, đây là một cuộc đảo chính, ông Hafta và quân đội của mình phải quay trở lại khu vực của ông ta”.
Ngay lập tức, Lực lượng tự xưng Quân đội quốc gia Libya bác bỏ cáo buộc tiến hành cuộc tấn công rocket nhằm vào Tripoli. Ông Ahmed Al-Mesmari, người phát ngôn Quân đội quốc gia Libya nói rằng, lực lượng này không sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào trong các chiến dịch quân sự. Ông cáo buộc một số nhóm đang hoạt động tại Libya đã cố ý nhắm vào các khu dân cư ở Tripoli bằng cách sử dụng bệ phóng rocket đa nòng Grad để đổ trách nhiệm cho Quân đội quốc gia Libya. Người phát ngôn cũng cho biết thêm, cuộc tấn công của Quân đội quốc gia Libya nhằm mục đích truy quét những kẻ khủng bố ra khỏi Libya và sẽ không dừng lại cho đến khi dành chiến thắng.
“Chúng tôi biết rằng, đây là trận chiến lớn và là trận chiến quyết định. Do đó, chúng tôi sử dụng mọi biện pháp để thực hiện thành công nhiệm vụ này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ tính mạng dân thường, cũng như tài sản công và tài sản riêng”, ông Ahmed Al-Mesmari nói.
Trước tình hình xung đột leo thang tại Libya, Anh đã soạn thảo dự thảo nghị quyết trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Libya. Đề xuất dự thảo cho biết, cuộc tấn công do lực lượng Quân đội Quốc gia Libya của tướng Hafta đe dọa sự ổn định của Libya và triển vọng đối thoại do Liên Hợp Quốc bảo trợ cũng như một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng. Văn kiện đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu tất cả các bên tại Libya ngay lập tức giảm căng thẳng, tuân thủ một lệnh ngừng bắn và cùng với Liên Hợp Quốc đảm bảo việc chấm dứt hoàn toàn mọi hành động thù địch trên khắp đất nước Libya.
Anh hy vọng dự thảo nghị quyết này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an trước ngày 19/4. Tuy nhiên, theo một số nhà ngoại giao, Nga phản đối các nội dung chỉ trích Tướng Hafta trong dự thảo nghị quyết này. Tuần trước, Nga đã phủ quyết một dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an kêu gọi các lực lượng của Tướng Hafta chấm dứt chiến dịch tiến công vào Tripoli.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ít nhất 174 người đã thiệt mạng và 758 người bị thương tại Libya kể từ khi Tướng Hafta, người phát động chiến dịch quân sự hồi đầu tháng 4/2019 nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli. Trong khi đó, Cơ quan điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết hơn 18.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn do các cuộc giao tranh giữa lực lượng Quân đội quốc gia Libya của Tướng Hafta và các lực lượng ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA).
Kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi, Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang. Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận hiện kiểm soát thủ đô Tripoli với sự hậu thuẫn của các nhóm dân quân, trong khi một chính quyền đối địch hoạt động ở miền Đông Libya được Tướng Hafta hậu thuẫn.

Chiến sự ác liệt ở Libya: Quốc tế kêu gọi giảm căng thẳng

Nguy cơ một cuộc nội chiến toàn diện đang diễn ra tại Libya khiến quốc tế lo ngại, kêu gọi các bên kiềm chế và đối thoại để giải quyết khủng hoảng chiến sự Lybia.

Chiến sự ác liệt ở Libya: Quốc tế kêu gọi giảm căng thẳng
Tình hình chiến sự Libya đang diễn ra ác liệt, khi lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Haftar - người đứng đầu lực lượng đối lập Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ủng hộ chính quyền tại miền Đông và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) của Thủ tướng Fayez al-Serraj ở miền Tây được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, giao tranh căng thẳng gần thủ đô Tripoli. Nguy cơ một cuộc nội chiến toàn diện đang diễn ra tại Libya khiến quốc tế lo ngại, kêu gọi các bên kiềm chế và đối thoại để giải quyết khủng hoảng.

Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn khẩn cấp ở Libya

Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya (UNSMIL) ngày 7/4 kêu gọi một lệnh ngừng bắn kéo dài 2 giờ ở ngoại ô phía Nam thủ đô Tripoli.

Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn khẩn cấp ở Libya
Trong tuyên bố, UNSMIL kêu gọi các bên thiết lập lệnh ngừng bắn ở ngoại ô phía Nam thủ đô Tripoli từ 16h00 đến 18h00 (theo giờ địa phương) để các đội cứu hộ và tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Libya có thể sơ tán dân thường và những người bị thương.

Chiến sự ác liệt ở Libya: Hơn 2.000 người phải đi sơ tán

Liên Hợp Quốc vừa cho biết hơn 2.000 người Libya đã phải di dời khỏi các khu vực căng thẳng ở vùng lân cận thủ đô Tripoli để tránh các cuộc đụng độ.

Chiến sự ác liệt ở Libya: Hơn 2.000 người phải đi sơ tán
Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 2.200 người dân đã phải đi sơ tán do cuộc chiến ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya kể từ ngày 4/4 vừa qua và nhiều người đã bị mắc kẹt hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp. Liên Hợp Quốc cho biết, chiến sự leo thang ở Tripoli sẽ khiến một số lượng lớn người dân phải đi sơ tán. Các cơ quan viện trợ và cứu trợ của Liên Hợp Quốc có đủ nguồn cung cấp y tế cho hơn 210.000 người và đủ trong ba tháng.
Chien su ac liet o Libya: Hon 2.000 nguoi phai di so tan
 Chiến sự ác liệt ở Libya khiến hơn 2.000 người phải đi sơ tán. Ảnh: Reuters

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.