Chiến sự ác liệt ở Libya: Hơn 2.000 người phải đi sơ tán

Liên Hợp Quốc vừa cho biết hơn 2.000 người Libya đã phải di dời khỏi các khu vực căng thẳng ở vùng lân cận thủ đô Tripoli để tránh các cuộc đụng độ.

Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 2.200 người dân đã phải đi sơ tán do cuộc chiến ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya kể từ ngày 4/4 vừa qua và nhiều người đã bị mắc kẹt hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp. Liên Hợp Quốc cho biết, chiến sự leo thang ở Tripoli sẽ khiến một số lượng lớn người dân phải đi sơ tán. Các cơ quan viện trợ và cứu trợ của Liên Hợp Quốc có đủ nguồn cung cấp y tế cho hơn 210.000 người và đủ trong ba tháng.
Chien su ac liet o Libya: Hon 2.000 nguoi phai di so tan
 Chiến sự ác liệt ở Libya khiến hơn 2.000 người phải đi sơ tán. Ảnh: Reuters
Trong động thái liên quan, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Châu Phi đã tuyên bố sơ tán binh lính Mỹ và công dân nước này khỏi thủ đô Tripoli. Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ tuyên bố đã sơ tán một đơn vị gìn giữ hòa bình của nước này gồm 15 người đóng quân ở thủ đô Tripoli của Libya.
Tình hình ở Libya đã xấu đi khi cuộc chiến ác liệt đang diễn ra ở Tripoli giữa các lực lượng quân đội quốc gia do tướng Khalifa Haftar chỉ huy và các lực lượng của chính phủ lâm thời Lybia trong suốt 5 ngày qua. Cộng đồng quốc tế liên tục kêu gọi các bên thực hiện một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo và trở lại đối thoại, cũng như cảnh báo các cuộc đụng độ sẽ gây nguy hiểm cho dân thường và làm suy yếu triển vọng đối thoại ở Libya./.

Con trai Gaddafi định tranh cử Tổng thống Libya là ai?

(Kiến Thức) - Con trai cố Đại tá Gaddafi, Saif al-Islam Gaddafi, được cho là sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Libya vào năm 2018, điều vốn đã được giới phân tích dự đoán từ trước.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Basem al-Hashimi al-Soul, phát ngôn viên của gia đình cố Đại tá Gaddafi, mới đây xác nhận rằng ông Saif al-Islam Gaddafi sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Libya vào năm 2018. Ảnh: Newsweek.
 Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Basem al-Hashimi al-Soul, phát ngôn viên của gia đình cố Đại tá Gaddafi, mới đây xác nhận rằng ông Saif al-Islam Gaddafi sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Libya vào năm 2018. Ảnh: Newsweek.
“Ông Saif al-Islam Gaddafi sẽ tuyên bố vận động tranh cử Tổng thống trong tương lai. Quyết định này sẽ được công bố trên truyền hình trong một ngày sớm được ấn định”, ông al-Soul cho biết. Ảnh: EPA.
 “Ông Saif al-Islam Gaddafi sẽ tuyên bố vận động tranh cử Tổng thống trong tương lai. Quyết định này sẽ được công bố trên truyền hình trong một ngày sớm được ấn định”, ông al-Soul cho biết. Ảnh: EPA.
Thông tin ông Saif, 45 tuổi, có khả năng tranh cử Tổng thống Libya đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước này và quốc tế. Một số người ủng hộ cho rằng ông Saif có thể sẽ thống nhất đất nước và chấm dứt tình trạng hỗn loạn, chia rẽ nghiêm trọng của Libya hiện nay. Ảnh: AMN.
 Thông tin ông Saif, 45 tuổi, có khả năng tranh cử Tổng thống Libya đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước này và quốc tế. Một số người ủng hộ cho rằng ông Saif có thể sẽ thống nhất đất nước và chấm dứt tình trạng hỗn loạn, chia rẽ nghiêm trọng của Libya hiện nay. Ảnh: AMN.
"Ông Saif al-Islam có kế hoạch tăng cường an ninh cũng như ổn định tình hình tại Libya trong sự hợp tác với các bên", tờ Egypt Today dẫn lời phát ngôn viên Al-Soul. Ảnh: The Guardian.
 "Ông Saif al-Islam có kế hoạch tăng cường an ninh cũng như ổn định tình hình tại Libya trong sự hợp tác với các bên", tờ Egypt Today dẫn lời phát ngôn viên Al-Soul. Ảnh: The Guardian.
Được biết, Saif al-Islam Muammar al-Gaddafi 25/6/1972 tại Tripoli, Libya. Ông là một kỹ sư và nhà chính trị Libya. Ảnh: Sputnik.
Được biết, Saif al-Islam Muammar al-Gaddafi 25/6/1972 tại Tripoli, Libya. Ông là một kỹ sư và nhà chính trị Libya. Ảnh: Sputnik. 
Saif là con trai thứ nhì của cố lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi với người vợ thứ hai của ông, bà Safia Farkash. Ảnh: Reuters.
 Saif là con trai thứ nhì của cố lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi với người vợ thứ hai của ông, bà Safia Farkash. Ảnh: Reuters.
Trước đây, Saif từng theo học tại trường Đại học Tripoli (năm 1994), trường Đại học IMADEC (2000) và Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London (2004). Ảnh: BBC.
 Trước đây, Saif từng theo học tại trường Đại học Tripoli (năm 1994), trường Đại học IMADEC (2000) và Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London (2004). Ảnh: BBC.
Saif được đánh giá là người con xuất sắc nhất trong số 10 người con (trong đó có 2 con nuôi) của cố lãnh đạo Libya Gaddafi và từng được xem là nhà cải cách tiềm năng sẽ kế nhiệm cha mình trong những năm trước 2011. Ảnh: AP.
Saif được đánh giá là người con xuất sắc nhất trong số 10 người con (trong đó có 2 con nuôi) của cố lãnh đạo Libya Gaddafi và từng được xem là nhà cải cách tiềm năng sẽ kế nhiệm cha mình trong những năm trước 2011. Ảnh: AP. 
Tuy nhiên, năm 2011, ông đã bị Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) kết tội gây ra tội ác chống lại nhân loại khi hạ lệnh sát hại và tra tấn những người biểu tình. Ảnh: Reuters.
 Tuy nhiên, năm 2011, ông đã bị Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) kết tội gây ra tội ác chống lại nhân loại khi hạ lệnh sát hại và tra tấn những người biểu tình. Ảnh: Reuters.
Đến tháng 6/2017, ông Saif Gaddafi đã được trả tự do sau khoảng thời gian 6 năm ngồi tù. Ảnh: Times of Malta.
 Đến tháng 6/2017, ông Saif Gaddafi đã được trả tự do sau khoảng thời gian 6 năm ngồi tù. Ảnh: Times of Malta.

Cuộc sống người tị nạn đến từ “thị trấn ma” Libya

(Kiến Thức) - Hàng chục nghìn người dân đến từ “thị trấn ma” Tawergha vẫn đang sống trong những khu trại tị nạn tạm bợ ở Benghazi hay Tripoli,...sau khi họ phải rời quê nhà đi lánh nạn vì cuộc nội chiến ở Libya bùng nổ 6 năm trước.

Theo Reuters, cuộc nội chiến Libya 6 năm trước đã khiến hàng chục nghìn người dân ở Tawergha phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Kể từ đó, Tawergha bị bỏ hoang và không khác gì một “thị trấn ma”. Ảnh: Các em nhỏ Libya đến từ thị trấn Tawergha tập trung tại khu trại tị nạn tạm bợ ở thành phố Benghazi hôm 4/2. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo Reuters, cuộc nội chiến Libya 6 năm trước đã khiến hàng chục nghìn người dân ở Tawergha phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Kể từ đó, Tawergha bị bỏ hoang và không khác gì một “thị trấn ma”. Ảnh: Các em nhỏ Libya đến từ thị trấn Tawergha tập trung tại khu trại tị nạn tạm bợ ở thành phố Benghazi hôm 4/2. (Nguồn ảnh: Reuters)
Những đứa trẻ tị nạn Libya chơi đùa trong khu trại tạm bợ ở Benghazi ngày 4/2.
Những đứa trẻ tị nạn Libya chơi đùa trong khu trại tạm bợ ở Benghazi ngày 4/2. 
Người phụ nữ đứng mặc trang phục kín mít trong khu trại tị nạn ở Tripoli, Libya, ngày 5/8.
 Người phụ nữ đứng mặc trang phục kín mít trong khu trại tị nạn ở Tripoli, Libya, ngày 5/8.
Em nhỏ Libya ngồi trong lớp học tại khu trại ở Benghazi hôm 27/1.
Em nhỏ Libya ngồi trong lớp học tại khu trại ở Benghazi hôm 27/1.
Người dân đến từ thị trấn Tawergha biểu tình tại khu trại tị nạn ở Benghazi ngày 4/2.
 Người dân đến từ thị trấn Tawergha biểu tình tại khu trại tị nạn ở Benghazi ngày 4/2.
Những lán trại tạm bợ, lụp xụp tại khu trại của người Tawergha ở Benghazi nhìn từ trên cao.
Những lán trại tạm bợ, lụp xụp tại khu trại của người Tawergha ở Benghazi nhìn từ trên cao. 
6 năm sau khi cuộc nội chiến Libya xảy ra, người dân Tewergha vẫn chưa thể trở về nhà.
 6 năm sau khi cuộc nội chiến Libya xảy ra, người dân Tewergha vẫn chưa thể trở về nhà.
Họ sống tạm bợ trong các khu trại tị nạn trên khắp Libya.
 Họ sống tạm bợ trong các khu trại tị nạn trên khắp Libya.
Bên trong một lớp học của khu trại ở Benghazi ngày 30/1.
 Bên trong một lớp học của khu trại ở Benghazi ngày 30/1.
Các em nhỏ đạp xe xung quanh một trại tị nạn ở Tripoli hôm 5/2.
 Các em nhỏ đạp xe xung quanh một trại tị nạn ở Tripoli hôm 5/2.
Người phụ nữ bế con nhỏ trong trại tị nạn ở Tripoli ngày 5/2.
 Người phụ nữ bế con nhỏ trong trại tị nạn ở Tripoli ngày 5/2.
Bên trong một cửa hàng tạp hóa ngay tại khu trại ở thành phố Benghazi ngày 4/2.
 Bên trong một cửa hàng tạp hóa ngay tại khu trại ở thành phố Benghazi ngày 4/2.
Các em nhỏ chơi đùa trong trại tị nạn ở Tripoli, Libya, ngày 5/2.
 Các em nhỏ chơi đùa trong trại tị nạn ở Tripoli, Libya, ngày 5/2.
Tương lai của các em nhỏ sống trong những khu trại tị nạn này vẫn khá mờ mịt.
Tương lai của các em nhỏ sống trong những khu trại tị nạn này vẫn khá mờ mịt. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.