Trung tâm Tâm Việt bị tố ngược đãi trẻ: Thanh tra việc bạo hành, xâm phạm quyền trẻ em

Liên quan đến hoạt động của Trung tâm Tâm Việt ở Từ Sơn, Bắc Ninh, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) đã gửi Công văn yêu cầu Sở LĐ,TB&XH Bắc Ninh vào cuộc thanh tra đối với điều kiện hoạt động, hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

Trung tâm Tâm Việt bị tố ngược đãi trẻ: Thanh tra việc bạo hành, xâm phạm quyền trẻ em
"Bạo hành trẻ là không nên"
Theo thông tin phản ánh của báo Vietnamnet, ngày 29/10, giáo viên tại Trung tâm Tâm Việt ở tầng 3 khu KTX Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (TX Từ Sơn, Bắc Ninh) có hành vi quát, mắng học sinh.
Cụ thể, trong clip được đăng tải kèm theo bài viết, khi một học sinh nữ không chịu tập liền bị N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: “Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé”.
Trong giờ ăn, khi một em học sinh không nghe lời, người nấu bếp dùng đũa đánh liên tiếp khiến học sinh này khóc trong hoảng loạn. Trung tâm này cũng để cho các học sinh nhanh nhẹn hơn làm vệ sinh cá nhân cho những em khác nên rất qua loa và bẩn. Nhà vệ sinh nồng nặc mùi khai.
Trung tam Tam Viet bi to nguoc dai tre: Thanh tra viec bao hanh, xam pham quyen tre em
Phụ huynh từ Nghệ An đến thăm con ở cơ sở Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Lê Đăng
Sau khi clip được đăng tải, không ít phụ huynh, độc giả bày tỏ sự thất vọng và mong muốn cơ quan chức năng làm rõ liệu những thông tin tố cáo sai phạm tại trung tâm này có đúng không?
Liên quan đến sự việc trên, chia sẻ với Báo GD&TĐ, ông Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tâm Việt Group) cho biết: “Sự việc mà báo chí phản ánh đã xảy ra từ tháng 6/2019. Sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi cũng đã xin lỗi phụ huynh, kiểm điểm xử lý và kỷ luật nghiêm các trường hợp trên. Việc bạo hành trẻ là điều không nên, song chuyện xảy ra là ngoài mong muốn. Hiện nay, trung tâm đã được chuyển đến nơi đào tạo mới với hy vọng sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình”.
Theo ông Phan Quốc Việt, giáo dục trẻ đặc biệt có rất nhiều khó khăn, chúng ta cũng nên nhìn ở góc độ đặc biệt. Do các em học tại đây không được bình thường nên hành động của các em làm cho giáo viên nhiều khi không thể kiểm soát hết được.
“Nếu mọi người bỏ ra một ngày đến cùng ở với các em thì mới hiểu được. Các em có những hành động không bình thường nên nhiều khi giáo viên không kìm chế được. Có những tình huống bất ngờ khi nửa đêm đang ngủ các em dậy cầm ván đánh vào đầu; sáng dậy thì cởi truồng chạy khắp nơi. Tuy nhiên, khi giáo viên không kìm chế được và có hành động không đúng mực thì phải kỷ luật ngay”, ông Việt chia sẻ.
Trung tâm Tâm Việt đã chuyển đến cơ sở mới ở thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trung tâm đang có khoảng 40 trẻ với 5 giáo viên chính thức. Hàng tháng, mỗi trẻ sẽ phải đóng phí từ 0 - 15 triệu đồng, tùy trẻ.
Triển khai thanh, kiểm tra
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) thông tin, Cục đã gửi công văn yêu cầu Sở LĐ,TB&XH Bắc Ninh vào cuộc thanh tra đối với điều kiện hoạt động của Trung tâm Tâm Việt và xử lý các hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
Sở LĐ,TB&XH Bắc Ninh có buổi làm việc, kiểm tra, nắm tình hình. Quá trình xác minh, Sở LĐ,TB&XH Bắc Ninh phát hiện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của trung tâm này do Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội cấp với tên doanh nghiệp đầy đủ là: Công ty TNHH Tâm Việt Giáo dục hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật; cấp lần đầu ngày 12/4/2016; Trụ sở chính tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội)
“Đây cũng là một yếu tố khiến việc thanh tra, xử lý hệ lụy các hành vi bạo hành trẻ em ở Trung tâm Tâm Việt trở nên phức tạp, vì họ đăng ký kinh doanh ở Hà Nội nhưng hoạt động ở các tỉnh/thành khác. Tuy nhiên, chúng tôi xác định rõ, khó nhưng vẫn phải giải quyết đến cùng. Vấn đề quan trọng bây giờ là sự phối hợp giữa Sở LĐ,TB&XH Bắc Ninh và Sở LĐ,TB&XH Hà Nội”, đại diện Cục Bảo vệ trẻ em cho hay.
Ông Đặng Hoa Nam khẳng định, nếu có dấu hiệu ngược đãi trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, Cục sẽ đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo đúng pháp luật; nhẹ thì phạt hành chính; nặng và gây hậu quả nghiêm trọng sẽ buộc phải xử lý hình sự.
Khổ hơn người khuyết tật
Trước những thông tin liên quan đến Trung tâm Tâm Việt, chia sẻ với Báo GD&TĐ, anh Hoàng Quang V. cho biết: “Tôi từng cho con theo học Tâm Việt của ông Phan Quốc Việt. Tôi từng nói với Tâm Việt là các con của chúng tôi bị tự kỷ - là những người đặc biệt. Chúng cần được nuôi dạy thành người bình thường chứ không phải thành quá đặc biệt nữa”.
Chị Jang K. cũng là người có con mắc chứng tự kỷ. Chị cho biết: “Cách đây khoảng 2 năm, tôi được bạn bè giới thiệu có một phương pháp chữa cho trẻ tự kỷ rất hay của ông Tiến sĩ Phan Quốc Việt - một tiến sĩ Toán. Nhưng là một người mẹ có con mắc chứng tự kỷ, tôi rất hiểu tự kỷ chưa có cách chữa! Chỉ có một số hành vi có thể được cải thiện qua giáo dục cẩn thận và sử dụng các chương trình đã được thử nghiệm”.
Anh Trần Hà (Hà Nội), phụ huynh có con xuất hiện trong clip được đề cập trên báo chí trần tình: “Con tôi đi khám; bác sĩ kết luận cháu bị tự kỷ, tăng động, giảm chú ý. Tôi đã gửi con đến trung tâm này được hơn 1 năm. Sau sự việc xảy ra, trung tâm đã họp phụ huynh có lời xin lỗi. Các con chúng tôi bị hội chứng tự kỷ còn khổ hơn những người khuyết tật. Nhiều cháu không kiểm soát được hành vi”.

Trung tâm Tâm Việt bị tố khiến trẻ tự kỷ thân tàn: Quảng cáo có cánh thế nào?

(Kiến Thức) - Để thu hút được nhiều học sinh đến học tại trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt với lời quảng cáo có cánh như: Huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sỹ, kỷ lục gia; nơi duy nhất trên thế giới điều trị được trẻ tự kỷ tuổi dậy thì…
 

Trung tâm Tâm Việt bị tố khiến trẻ tự kỷ thân tàn: Quảng cáo có cánh thế nào?
Liên quan đến vụ việc trung tâm Tân Việt tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh bị tố khiến trẻ tự kỷ thân tàn vì có hành vi mắng chửi, trả lời trên VTC, ông Lê Xuân Lợi, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc giáo viên của Trung tâm Đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt có hành vi mắng chửi, đe dọa học sinh và để các cháu sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh kém, thị xã chỉ đạo công an thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, xác minh, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm.
Video: Sự thật bên trong trung tâm đào tạo kỷ lục gia Tâm Việt

Ông Phan Quốc Việt: Trẻ tự kỷ ở chung người nghiện, Tâm Việt thu 300 triệu/tháng

Trẻ tự kỷ sống chung với người nghiện hút, giáo trình dạy trẻ tự biên soạn, mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng… là những thông tin được hé lộ trong cuộc trao đổi với báo VietNamNet với ông Phan Quốc Việt – CEO của Tâm Việt group.

Ông Phan Quốc Việt: Trẻ tự kỷ ở chung người nghiện, Tâm Việt thu 300 triệu/tháng

Trung tâm Tâm Việt bị tố ngược đãi trẻ tự kỷ: “Đề nghị đóng cửa“

(Kiến Thức) - Cục Bảo vệ trẻ em đã yêu cầu Sở LĐ TB&XH Bắc Ninh và Sở LĐ TB&XH Hà Nội thanh tra, kiểm tra hoạt động của trung tâm Tâm Việt. Nếu phát hiện có dấu hiệu xâm hại, bạo lực, Cục sẽ đề nghị đóng cửa trung tâm, xử lý theo quy định pháp luật.

Trung tâm Tâm Việt bị tố ngược đãi trẻ tự kỷ: “Đề nghị đóng cửa“
Liên quan đến thông tin phản ánh của báo VietNamNet về việc giáo viên của trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt có hành vi mắng chửi, đe hoạ học sinh và để học sinh vệ sinh bẩn khiến dư luận xôn xao nhiều ngày qua.
Trung tam Tam Viet bi to nguoc dai tre tu ky: “De nghi dong cua“
Các trẻ em tại trung tâm đào tạo Tâm Việt trong một buổi tập. (Nguồn ảnh: Bế Long Quyền).
Mới đây, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em - ông Đặng Hoa Nam (Bộ LĐ TB&XH) trả lời trên báo VietNamNet cho biết, Cục đã gửi công văn yêu cầu Sở LĐ TB&XH Bắc Ninh vào cuộc thanh tra đối với điều kiện hoạt động của Trung tâm Tâm Việt và xử lý các hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
Ông Nam cho rằng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu xâm hại, bạo lực rõ ràng và gây hậu quả nghiêm trọng, Cục sẽ đề nghị đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa trung tâm, đồng thời xử lý theo quy định pháp luật. Hiện Sở Lao động TB&XH Bắc Ninh có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Từ Sơn, kiểm tra, nắm tình hình.
Theo đó, báo cáo từ trường ĐH TDTT Từ Sơn về hợp đồng thuê cơ sở vật chất của Trường TDTT Từ Sơn cho thấy, hợp đồng thuê cơ sở vật chất của Tâm Việt có hiệu lực sử dụng từ 01/5/2019, đến 01/6/2019, Trường Từ Sơn phát hiện những dấu hiệu bất ổn của Tâm Việt nên thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng từ 01/9/2019.
Đến 30/9/2019, trung tâm Tâm Việt bàn giao lại cơ sở vật chất cho Trương Từ Sơn. Phía các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh cũng thu thập đầy đủ danh sách 40 học sinh học nội trú tại trung tâm. Toàn bộ trẻ em được nuôi dạy trong đó đến từ tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa… không có trẻ nào có HKTT ở Bắc Ninh.
Ngoài ra, qua quá xác minh, Sở LĐ TB&XH Bắc Ninh phát hiện giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của trung tâm này do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp với tên Doanh nghiệp đầy đủ là Công ty TNHH Tâm Việt Giáo dục hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật cấp lần đầu ngày 12/4/2016 có trụ sở chính tại thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Ông Đặng Hoa Nam cũng khẳng định, trường hợp phát hiện có dấu hiệu xâm hại, bạo lực rõ ràng và gây hậu quả nghiêm trọng, Cục sẽ đề nghị đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa trung tâm, đồng thời xử lý theo quy định pháp luật
Mời quý vị độc giả xem thêm video: Sự thật bên trong trung tâm đào tạo kỷ lục gia Tâm Việt.
(Nguồn: Vietnamnet)
Trên VTV đưa tin, theo các phụ huynh từng nhiều năm cho con học ở đây, trước đó trung tâm nhiều lần chuyển địa điểm. Nhiều phụ huynh ở các địa phương nghe lời quảng cáo đã gửi con đến trung tâm này.

"Đó là cảm giác bất lực của phụ huynh, chúng tôi không biết làm cách nào tốt nhất cho con. Nhiều gia đình từng nghỉ làm để chăm con, thậm chí từng tập hợp các gia đình và thuê giáo viên về dạy, nhưng đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện như vậy. Đó là 1 hành trình khiến chúng tôi kiệt sức mà có khi con cũng không có những tiến triển" - một phụ huynh chia sẻ.

Theo một số chuyên gia, tập luyện các kỹ năng cho con như làm xiếc, đứng trên ván thăng bằng, tung bóng... không phải là phương pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ. Khiếm khuyết cốt lõi của các em là giao tiếp, tương tác và hòa nhập xã hội. Có những trẻ có năng khiếu làm xiếc nhưng không phải trẻ nào cũng vậy. Giáo dục bằng bạo lực là phản khoa học. Giáo dục bằng cảm xúc sẽ mang lại cho trẻ sự khác biệt.

Trả lời trên Kinh tế & Đô thị, ông Phan Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Tâm Việt khẳng định, vụ việc này xảy ra từ ngày 10/6/2019. Sau đó, Trung tâm đã kỷ luật nghiêm các giáo viên liên quan. Hiện tại, tất cả HS tại Trung tâm đã được chuyển đến nơi đào tạo mới khang trang và sạch đẹp.

"Đó là Phòng khám chữa bệnh huyện Đông Anh, Hà Nội (thuộc Trung tâm Hội chữ thập đỏ Việt Nam). Tại đây, HS sẽ do một người tên Thu quản lý, còn tôi chỉ quản lý về mặt chuyên môn" - ông Việt cho hay.

Theo ông Việt, trường hợp giáo viên không đúng mực thì Trung tâm phê bình, kỷ luật. Tuy nhiên, có vào đây mới hiểu, trước hành động của HS không bình thường thì nhiều lúc giáo viên cũng không kiềm chế được. Vậy nên, có lỗi thì sửa, lãnh đạo đưa ra mức kỷ luật nhẹ để răn đe giáo viên.

Liên quan vụ việc trên, ông Lê Xuân Lợi - Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) trả lời trên báo VTC cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo công an thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, xác minh, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.