Trung tâm lỗ đen chứa cánh cửa đi đến thế giới khác?

Ở trung tâm của lỗ đen sẽ có một cánh cửa "bí mật" mà bất kỳ vật chất nào bị hút vào đó sẽ được trả lại nguyên hình dạng để sang "thế giới bên kia".

Trung tâm lỗ đen chứa cánh cửa đi đến thế giới khác?
Thế giới vẫn chấp nhận giả thuyết, sâu bên trong lỗ đen, vùng được gọi là điểm kỳ dị, không-thời gian bị bẻ cong tới vô hạn, không có thứ gì có thể tồn tại trong đó.
Nhưng trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đề nghị giả thuyết mới về sự hiện diện của một lỗ tại trung tâm hố đen, hoạt động như một "cửa sau".
Mọi vật chất đi vào lỗ đen đều bị kéo dãn ra.
Mọi vật chất đi vào lỗ đen đều bị kéo dãn ra. 
Theo lý thuyết này, bất kỳ thứ gì đi qua lỗ đen sẽ bị kéo dãn tới vô hạn, nhưng sau đó trở lại kích thước bình thường để di chuyển tới khu vực khác của vũ trụ.
Các nhà vật lý thuộc Viện vật lý hạt ở Valencia đề xuất kịch bản xem các điểm kỳ dị như sai sót của cấu trúc không gian - thời gian. Để kiểm tra ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cấu trúc hình học tương tự một tinh thể Graphene, mô phỏng tốt hơn hoạt động bên trong lỗ đen.
"Chúng tôi nghiên cứu dựa trên 'hố đen lý thuyết' để kiểm chứng những ý tưởng mới về trọng lực. Cũng giống như tinh thể vốn có các điểm khiếm khuyết trong cấu trúc của chúng, khu trung tâm của lỗ đen có thể được hiểu là điểm bất trường của cấu trung không-thời gian, đòi hỏi các yếu tố hình học mới để có thể mô tả chúng cách chính xác hơn", Gozalo Olmo, nhà nghiên cứu tại Đại học Valencia cho biết.
"Chúng tôi đưa ra nhiều phương án, dựa vào những sự kiện liên quan tới tự nhiên quan sát được".
Bằng cách phân tích dạng hình học mới, các nhà nghiên cứu nhận thấy trung tâm của lỗ đen là một điểm nhỏ hình cầu mà khi quá đó, không gian và thời gian có thể tiếp tục như bình thường.
Các phương trình tiết lộ, điểm trung tâm chỉ nhỏ như một hạt nhân nguyên tử. Vật chất sẽ bị kéo dãn cực đại để đi qua điểm này, sau đó được nén lại ở bên kia. Nghiên cứu cũng không chắc con người có thể tồn tại sau quá trình giãn nén này hay không.

Tìm thấy lỗ đen lớn hơn Mặt trời 21 tỷ lần

(Kiến Thức) - Lỗ đen có kích thước khổng lồ, lớn gấp 21 tỷ lần kích thước Mặt trời, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng.

Tìm thấy lỗ đen lớn hơn Mặt trời 21 tỷ lần
Theo đó, lỗ đen này được phát hiện gần thiên hà NGC 4889, cách Trái đất chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Điều ấn tượng đặc biệt của lỗ đen này là nó có kích thước lớn khủng khiếp, lớn gấp 21 tỷ lần Mặt trời.
Lỗ đen mới được phát hiện bởi kính viễn vọng Hubble của Trung tâm NASA, ước tính nó chứa hơn 10.000 thiên hà, theo thống kê của EarthSky.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Hiện tượng lạ gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn đang gây tò mò cho các nhà khoa học.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

Các nhà thiên văn học vật lý tại Đại học York vừa tiết lộ, có sự xuất hiện của những cơn gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn, kèm theo đó là các bước sóng tia cực tím phát ra mãnh liệt.

Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng, tương đương 200 triệu km/h. Cấp độ này tương đương với cấp gió giật trong siêu bão loại 77, Jesse Rogerson người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tại Khoa Vật lý và Thiên văn học York cho biết trong một tuyên bố.

Ảnh cực hiếm thiên hà Milky Way chìm trong “biển lửa“

(Kiến Thức) - Trong một kỳ nghỉ tại Hawaii, một nhiếp ảnh thiên văn có tên là Mike Beck bất ngờ chụp lại khoảnh khắc đẹp nhất của thiên hà Milky Way.

Ảnh cực hiếm thiên hà Milky Way chìm trong “biển lửa“
Theo đó, bức ảnh mới nhất này được chụp tại Mauna Kea, Hawaii vào hôm bầu trời đêm bỗng hóa vàng cam kỳ lạ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới