Trung Quốc: Vấn đề chuyển giao quyền lực còn để ngỏ

(Kiến Thức) - Theo báo Pháp Le Monde, kỳ họp Quốc hội Trung Quốc lần này “sẽ là một phong vũ biểu chính trị” về những gì đang diễn ra trong hậu trường quyền lực.

Với đại hội chuyển giao quyền lực cuối năm nay, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chắc chắn sẽ ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng vấn đề nằm ở chỗ thành phần của Bộ Chính trị tương lai, đặc biệt là nhân sự của Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.
Về nguyên tắc, 5 trong số 7 thành viên của cơ quan lãnh đạo tối cao này sẽ phải về hưu, do quy định tuổi tác, chỉ còn lại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Danh sách nhân sự mới sẽ cho thấy ông Tập Cận Bình “thành công đến mức nào” trong việc thâu tóm quyền lực. Tuy nhiên, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Vương Kỳ Sơn – được mệnh danh là “ông trùm chống tham nhũng” và là đồng minh của ông Tập Cận Bình - vẫn có khả năng sẽ được ở lại mặc dù đã 68 tuổi.
Trung Quoc: Van de chuyen giao quyen luc con de ngo
Theo nguyên tắc, chỉ còn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đủ tuổi ở lại Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc sắp tới. Ảnh: Politico 
Báo Le Monde so sánh nhiệm kỳ vừa qua của Tổng Bí thư , Chủ tịch nước Tập Cận Bình với hai nhiệm kỳ nắm quyền của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (2003-2013). Trong khi người tiền nhiệm bị suy yếu bởi các phe phái chống đối trong suốt hai nhiệm kỳ, thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình, “nguyên tắc lãnh đạo tập thể trong đảng” có hiệu lực từ thời Đặng Tiểu Bình đã bị chôn vùi, khi ông Tập được tôn làm “lãnh đạo hạt nhân” của đảng.
Thời gian gần đây, ông Tập Cận Bình bổ nhiệm hàng loạt cộng sự thân tín vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Le Monde chú ý đến những vị trí quan trọng mới như lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước (một siêu bộ phụ trách các kế hoạch kinh tế lớn) là một cộng sự của ông Tập Cận Bình khi ông còn là phó thị trưởng Hạ Môn (Xiamen) hay Bộ trưởng Thương mại vốn là một trợ thủ của ông Tập lúc làm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang. Các tân thị trưởng Bắc Kinh và Thượng Hải đều từng làm việc dưới quyền ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, theo một nhà ngoại giao nước ngoài, ông Hồ Cẩm Đào vẫn còn được rất nhiều người ủng hộ trong “phái Thanh niên”. Nhiều vị trí lãnh đạo chiến lược như lãnh đạo Khu tự trị Tân Cương hay thành phố cảng Thiên Tân vẫn không thuộc về các cộng sự thân tín của ông Tập.
Nhà sử học Chương Lập Phàm dự đoán, rất ít khả năng Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ bị thay thế, bởi giữ lại nhân vật này chính là “duy trì sự cân bằng”, đặc biệt là “sau giai đoạn chống tham nhũng lúc ban đầu được lòng dân, dân Trung Quốc đã chán nản các cuộc tranh giành quyền lực và muốn thấy kết quả kinh tế cụ thể”.
Về việc lựa chọn người kế vị Tập Cận Bình, hiện tại rất nhiều khả năng vị trí này sẽ để trống, không giống như bản thân ông Tập Cận Bình đã được chỉ định kế nhiệm ngay từ 5 năm trước khi chính thức trở thành lãnh đạo cao nhất. Tại đại hội mùa thu năm nay, chủ trương của ông Tập chắc sẽ là “nắm toàn bộ các lá bài trong tay để tiếp tục là lãnh đạo trung tâm” và như vậy, việc chỉ định người kế nhiệm cho đại hội lần tới sẽ vẫn để ngỏ cho tới kỳ đại hội 2022.

Lao vào đám cháy cứu con bất thành, cha bỏng nặng

(Kiến Thức) - Không thể cứu được con gái 2 tuổi dù đã quên mình lao vào đám cháy, anh Vũ ở TP HCM còn bị bỏng rất nặng.

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 19h20 tối 4/5 trên đường Tôn Thất Đạm, đoạn giữa Huỳnh Thúc Kháng và Tôn Thất Thiệp (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM). Lúc này bé gái Đào Vân Anh (2 tuổi) đang ngủ trong phòng ở lầu một, còn cha mẹ bé và một số người lớn buôn bán nước mía phía dưới.
Khi phát hiện đám cháy, cha của bé, anh Đào Kim Vũ (SN 1987), chạy lên cứu con. Nhưng vì đám cháy quá lớn, anh không cứu được cháu mà còn bị bỏng nặng, được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Những sai lầm chết người khi tự cứu mình khỏi đám cháy

Trong trường hợp gặp hỏa hoạn, nhiều người cố gắng thoát ra bằng lối cửa chính, đây là sai lầm chết người dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Cách thoát thân khi cháy nhà
Vụ hỏa hoạn vừa xảy ra hôm 11/6 cướp đi sinh mạng của 5 người trong một gia đình ở Hà Nội cho thấy kỹ năng phòng cháy của người dân chưa được nắm vững. Các nạn nhân đều tử vong do ngạt khói trong lúc tìm đường thoát hiểm. Vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản nào để tự cứu mình khỏi đám cháy, không mắc phải những sai lầm chết người

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cứu chữa người trong vụ cháy quán karaoke

(Kiến Thức) - Bộ Y tế - Cục Quản lý khám, chữa bệnh ra công văn khẩn chỉ đạo về việc cứu chữa người bị nạn trong vụ cháy quán karaoke ở Trần Thái Tông.

Liên quan tới sự cố cháy quán karaoke (Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội), ngày 2/11, Bộ Y tế - Cục Quản lý khám, chữa bệnh ra công văn khẩn số 280/KCB-QLCL yêu cầu Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế, các bệnh viện, phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các thày thuốc giỏi, đảm bảo đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn, nhẳm bảo đảm việc cứu chữa được kịp thời và có hiệu quả cao nhất.
Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Người Đưa Tin
 Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Người Đưa Tin

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.