Trung Quốc phát triển tiêm kích hạm tàng hình XJZ-20B?

(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể phát triển tiêm kích hạm tàng hình với kiểu cánh ngược được định danh là XJZ-20B dựa trên mẫu thiết kế J-20.

Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin từ trang mạng tổng hợp công nghiệp quân sự Nga, tiếp sau tiêm kích tàng hình J-20 và J-31, công ty Trung quốc có thể sẽ nghiên cứu chế tạo loại máy bay tiêm kích kiểu mới dùng cho tàu sân bay.
Bắt đầu từ cuối tháng 7, thông tin liên quan đến biến thể J-20 xuất hiện trên trang bình luận quân sự, ban đầu có thể bắt nguồn từ một người nào đó có mối liên hệ với quân đội, sau đó cộng đồng mạng bắt đầu đưa ra những bình luận và phán đoán.
Điều thú vị, hình ảnh đồ họa tiêm kích hạm tàng hình này sử dụng thiết kế cánh ngược, khác với cánh xuôi truyền thống và cánh có thể gập lại để tiết kiệm diện tích khi hoạt động trên tàu sân bay.
Cư dân mạng Trung Quốc chỉ ra, phương án thiết kế này có thể bắt nguồn từ khái niệm tiêm kích tàng hình thử nghiệm Su-47 của Nga. Đây là thiết kế tiêm kích được hãng Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển, đưa vào thử nghiệm từ cuối những năm 1990. Mặc dù không đưa vào sản xuất hàng loạt, nhưng thành quả nghiên cứu của nó đã giành được những ứng dụng trên tiêm kích thế hệ 5 Su T-50.
Trên thực tế, trong quá khứ, từ cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, người Đức đã chế tạo ra mẫu máy bay cánh ngược đầu tiên mang tên Junkers Ju-287. Chiến tranh kết thúc, Liên Xô đã thu giữ một phần tài liệu về Ju-287 và thiết kế thử nghiệm một số chiến đấu cơ cánh ngược. Còn người Mỹ, sau này họ cho ra đời mẫu thử nghiệm Northrop Grumman X-29. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chưa bao giờ thiết kế máy bay cánh ngược được đưa vào sử dụng.
Căn cứ vào số liệu mà trang bình luận quân sự Trung Quốc công bố, thiết kế của máy bay tiêm kích hạm tàng hình Hải quân Trung Quốc sẽ lấy tiêm kích J-20 làm nền móng.
Ảnh đồ họa tiêm kích hạm tàng hình thiết kế cánh ngược XJZ-20B.
Ảnh đồ họa tiêm kích hạm tàng hình thiết kế cánh ngược XJZ-20B.
Theo một số chuyên gia Trung Quốc, biến thể tiêm kích hạm tàng hình được định danh là XJZ-20B. Bức ảnh đồ họa cho thấy, vũ khí của tiêm kích hạm XJZ-20B không chỉ có thể bố trí khoang bên trong của cánh, mà còn có thể gắn trên giá treo chuyên dụng phía dưới cánh.
Cũng theo báo Nga, một số cư dân mạng trên trang bình luận quân sự Trung Quốc cảm thấy hoài nghi đối với biến thể tiêm kích hạm J-20 và cho rằng đây có thể là hình ảnh tưởng tượng. Tuy nhiên, Quân đội Trung Quốc thường xuyên thông qua cộng đồng mạng này để quảng bá sản phẩm mới nhất của mình. Không loại trừ khả năng vài năm tới biến thể tiêm kích tàng hình cánh ngược XJZ-20B sẽ xuất hiện trên boong tàu sân bay Liêu Ninh.
Có ý kiến cho rằng, việc dùng J-20 phát triển tiêm kích hạm tàng hình là không khả thi vì cánh chính quá dài (khoảng 20,5m), không phù hợp hoạt động trên tàu sân bay. Dù vậy, Hoàn Cầu cho rằng, dù cánh chính của J-20 dài hơn so với tiêm kích F-35 (15m), nhưng nó vẫn ngắn hơn so với tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (khoảng 21,9m).
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã có trong biên chế một tàu sân bay Liêu Ninh. Các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Liêu Ninh chỉ dùng cho mục đích huấn luyện chủ yếu.
Đầu năm 2013, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung quốc tiết lộ kế hoạch đóng tàu sân bay có lượng giãn nước lớn hơn. Chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc có thể đóng sao chép tàu sân bay Varyag do Liên Xô thiết kế, nhưng thời gian khởi công đóng tàu sân bay kiểu mới vẫn chưa xác định. Cũng theo một số nguồn tin thì có thể tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Su-33: “nguyên mẫu” tiêm kích hạm J-15 TQ

Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.
Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.

Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.
Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.

Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.
Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.

Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).
Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).

Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.
Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F, nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.
Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F,  nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.

Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).
Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).

Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.
 Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.

Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.
 Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.

Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.
Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.

Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.
Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.
Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.

Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.
Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.

J-20 mang được nhiều vũ khí hơn F-22, F-35?

Theo các bức ảnh được công bố trên các trang mạng Trung Quốc, mẫu thử thứ 2 tiêm kích J-20 khi bay đã mở tung cửa khoang vũ khí, lộ ra bên trong 2 đạn tên lửa tầm treo sẵn. Theo giới phân tích, 2 khoang trong thân có thể mang tổng cộng 4 đạn tên lửa đối không ngoài tầm nhìn.

Tin mới