Trung Quốc muốn tái sử dụng các tàu sân bay lớp Kiev

(Kiến Thức) - Hải quân Trung Quốc vẫn nuôi hy vọng về kế hoạch tái khởi động lại hai tàu sân bay lớp Kiev có từ thời Liên Xô.

Truyền thông Đài Loan đưa tin cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc đang tìm cách cải tạo lại hai tàu sân bay lớp Kiev do Liên Xô chế tạo đang được trưng bày tại thành phố Thiên Tân và Thâm Quyến, Trung Quốc.
Thông tin này bắt đầu xuất hiện trên trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc trong thời gian gần đây, theo đó Hải quân Trung Quốc có thể đang lên một kế hoạch tái sử dụng hai tàu sân bay đã mục nát này.
Hai tàu sân bay mang tên Kiev và tàu Minsk hai trong bốn chiếc tàu sân bay lớp Kiev của Hải quân Liên Xô được đưa vào hoạt động từ những năm 1970, phân loại chính thức của nó ở Liên Xô là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay. Các tàu sân bay lớp Kiev có lượng giãn nước 45.000 tấn, có thể mang theo từ 80-200 tên lửa đất đối không, hai hải pháo hai nòng 76,2mm, 8 pháo cao tốc đánh chặn tầm cực gần AK-630 và 10 ống phóng ngư lôi.
Trung Quoc muon tai su dung cac tau san bay lop Kiev
Trong ảnh là tàu sân bay Minsk được trưng bày tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.
Các tàu sân bay lớp Kiev có tốc độ di chuyển tối đa là 32 hải lý/giờ và có khả năng theo tối đa từ 12-13 máy bay tiêm kích trên hạm Yak-38, hoặc từ 14-17 trực thăng Ka-25 hay Ka-27 và Ka-29
Tàu sân bay Kiev được bán cho công viên giải trí Binhai ở Thiên Tân vào 1996 hai năm sau khi nó ngưng hoạt động hoàn toàn, đến năm 2011 nó lại được cải tạo lại thành một khách sạn hạng sang. Còn tàu sân bay Minsk cũng được bán cho một công ty thương mại quốc tế có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, và nó cũng giống như tàu Kiev được cải tạo thành một điểm tham quan du lịch có tên gọi là Minsk World.
Việc Trung Quốc muốn cải tạo lại hai tàu sân bay Kiev và Minsk cũng thu hút khá nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia phân tích quân sự Phương Tây, có nhiều đánh giá cho rằng hai tàu sân bay này có thể đóng vai trò hỗ trợ cho biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong tương lai. Theo đó mỗi tàu sân bay sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau trong biên đội tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi mà bản thân tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Ukraine.

Google vạch mặt tàu sân bay trên cạn của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Vệ tinh Google gần đây đã vạch mặt mô hình tàu sân bay trên cạn của Trung Quốc được cho là xây dựng ở miền trung nước này.

Google vach mat tau san bay tren can cua Trung Quoc
Các hình ảnh này được thực hiện bởi phần mềm Google Earth, không rõ địa điểm chính xác đặt tàu sân bay trên cạn của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số dân mạng cho đó là nơi miền Trung.

Sức mạnh “đoản kiếm” GSh-301 của tiêm kích Su-27/30 VN

(Kiến Thức) - Pháo cao tốc GSh-301 trang bị trên các loại máy bay tiêm kích Su-27/30 của Việt Nam được ví như là "thanh đoản kiếm" để đánh cận chiến.

Hiện nay, các máy bay tiêm kích hiện đại đều được trang bị radar có tầm trinh sát từ hàng chục tới hàng trăm km cùng bộ vũ khí cực kỳ tiên tiến với đủ loại tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới tầm trung, tầm xa và cực xa (tới 300-400km). Tuy nhiên, có một điểm chung là dù mạnh và hiện đại tới đâu, tất cả các dòng tiêm kích trên thế giới đều không từ bỏ pháo hàng không - vũ khí tưởng như đã diệt vong khi máy bay phản lực, tên lửa ra đời. Nhưng pháo hàng không vẫn tồn tại trong suốt cả trăm năm qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới