Trung Quốc muốn đóng TSB tương tự USS Gerald Ford

(Kiến Thức) - Trung Quốc có nhu cầu lớn về tấm thép dày, rộng cần thiết cho đóng tàu sân bay tương tự USS Gerald Ford.

Fu Jie, một chuyên gia về kim loại thuộc hội đồng chuyên gia của tổ chức China Society for Metals mới đây đã xuất bản một bài viết trên tạp chí China Science Daily về vấn đề Trung Quốc có nhu cầu lớn về những tấm thép dày rộng cần thiết cho việc sản xuất tàu sân bay tương tự như USS Gerald Ford (CVN-78) - tàu sân bay mới nhất, hiện đại nhất của Hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia này thì, Trung Quốc sẽ sản xuất tàu sân bay tương tự như USS Gerald Ford (CVN-78) với mong muốn đây sẽ là tàu sân bay tối tân nhất thế giới để phục vụ mục đích gìn giữ hòa bình và khai thác tài nguyên biển.
Để đóng được loại tàu sân bay như vậy, Trung Quốc sẽ phải sản xuất những tấm thép dày rộng ở boong tàu và thân tàu. Công việc tiếp theo sẽ là hàn chúng lại và sơn phủ lên.
Loại thép này cần phải rất cứng, có khả năng chống lại sự ăn mòn và dễ dàng hàn gắn để có thể sử dụng lâu dài, chi phí sản xuất thấp.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trung Quốc "hiện là nước dẫn đầu trên thế giới" trong việc sản xuất những thỏi thép lớn với công nghệ ESR, nấu chảy và lọc thép cùng các hợp kim khác để tạo ra các bộ phận then chốt trong một số thiết bị như máy bay, công nghệ quân sự,… Trong việc phát triển những tấm thép dày rộng, Trung Quốc cũng sẽ ứng dụng công nghệ này và những tiến bộ mới.
Ngoài ra những thành tựu nghiên cứu của Trung Quốc trong Project 973 bí mật sẽ được sử dụng trong việc xử lý để tạo ra loại thép chắc và cứng hơn.
Zhejiang hứa hẹn sẽ sản xuất được những thỏi thép này trong vòng 6 tháng. Và những thỏi thép này sẽ tạo nên những tấm thép tại công ty Baoshan Iron and Steel  ở Thượng Hải.
Fu tin tưởng rằng với sự hợp tác giữa Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, Viên nghiên cứu Sắt Thép của Đại học Đông Bắc và Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim Bắc Kinh sẽ cho ra đời những tấm thép dành cho tàu sân bay trong vòng 2 năm.
Trong quá trình này, Trung Quốc đã nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Ukraine, đất nước đã sản xuất tàu sân bay cho Liên Xô cũ và là nước đầu tiên phát triển công nghệ ESR.

Thiết kế tàu sân bay không tưởng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã tổ chức đã tổ chức cuộc thi thiết kế tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc.

Đương nhiên với trí tưởng tượng của độc giả Trung Quốc thì hình dáng tàu sân bay tương lai “cực lạ, cực dị” mang dáng dấp tương lai hàng thế kỷ nữa hoặc không bao giờ. Trong ảnh là hình vẽ tàu sân bay ngầm, trong trí tưởng tượng của độc giả này thì con tàu trang bị động cơ hạt nhân, lặn sâu tối đa 900m, dự trữ hành trình 3 tháng. Tàu trang bị tiêm kích hạm J-20D.
 Đương nhiên với trí tưởng tượng của độc giả Trung Quốc thì hình dáng tàu sân bay tương lai “cực lạ, cực dị” mang dáng dấp tương lai hàng thế kỷ nữa hoặc không bao giờ. Trong ảnh là hình vẽ tàu sân bay ngầm, trong trí tưởng tượng của độc giả này thì con tàu trang bị động cơ hạt nhân, lặn sâu tối đa 900m, dự trữ hành trình 3 tháng. Tàu trang bị tiêm kích hạm J-20D.

Khám phá “xe tăng bay” Nga từng muốn bán cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Người Nga từng rất muốn cung cấp hàng trăm xe tăng T-80B cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển dựa trên mẫu T-64 từ cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1976. Mẫu xe tăng này được giới quân sự trên thế giới đặt biệt danh “xe tăng bay” vì tốc độ cực cao mà nó đạt được.
 T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển dựa trên mẫu T-64 từ cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1976. Mẫu xe tăng này được giới quân sự trên thế giới đặt biệt danh “xe tăng bay” vì tốc độ cực cao mà nó đạt được. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới