Trung Quốc không còn dám đưa máy bay áp sát tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc không còn dám đưa máy bay áp sát tàu sân bay Mỹ

Động thái gần đây của Trung Quốc khiến chính hải quân Mỹ cũng phải ngạc nhiên khi không còn bị tàu chiến và máy bay của Bắc Kinh quấy rầy ở các vùng biển "nhạy cảm".

Vào ngày 9/2 vừa qua, hai nhóm tấn công  tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hội quân ở Biển Đông để tiến hành diễn tập và tuần tra, gồm nhóm tấn công tàu sân bay Nimitz và Roosevelt; có thể nói, đây là lần tập hợp lực lượng lớn của Hải quân Mỹ.
Vào ngày 9/2 vừa qua, hai nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hội quân ở Biển Đông để tiến hành diễn tập và tuần tra, gồm nhóm tấn công tàu sân bay Nimitz và Roosevelt; có thể nói, đây là lần tập hợp lực lượng lớn của Hải quân Mỹ.
Trong hai biên đội tàu sân bay trên, có tàu sân bay Nimitz, vừa trực chiến tại vùng Vịnh để gây sức ép lên Iran, phòng ngừa việc Iran có những hành động trả thù cho Tướng Soleimani, nhân 1 năm ngày ông bị ám sát. Sau cuộc hội quân ở Biển Đông, Nimitz sẽ trở về căn cứ hải quân trên đất Mỹ.
Trong hai biên đội tàu sân bay trên, có tàu sân bay Nimitz, vừa trực chiến tại vùng Vịnh để gây sức ép lên Iran, phòng ngừa việc Iran có những hành động trả thù cho Tướng Soleimani, nhân 1 năm ngày ông bị ám sát. Sau cuộc hội quân ở Biển Đông, Nimitz sẽ trở về căn cứ hải quân trên đất Mỹ.
Còn tàu sân bay Roosevelt chỉ mới lên đường thực hiện nhiệm vụ vào tháng 1 năm nay. Ngày 1/2, tàu Roosevelt cập quân cảng Pier tại Guam, và ngay trong ngày 2/2, chiếc Roosevelt đã tiến vào Biển Đông, để "hội quân" với chiếc Nimitz từ Trung Đông về.
Còn tàu sân bay Roosevelt chỉ mới lên đường thực hiện nhiệm vụ vào tháng 1 năm nay. Ngày 1/2, tàu Roosevelt cập quân cảng Pier tại Guam, và ngay trong ngày 2/2, chiếc Roosevelt đã tiến vào Biển Đông, để "hội quân" với chiếc Nimitz từ Trung Đông về.
Khác với các cuộc tập trận tàu sân bay của Hải quân Mỹ trước đây, lần này Trung Quốc không điều máy bay áp sát như những lần trước; thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nêu rõ, Hải quân Mỹ "không gặp phải bất kỳ sự ngăn cản thường thấy của Trung Quốc".
Khác với các cuộc tập trận tàu sân bay của Hải quân Mỹ trước đây, lần này Trung Quốc không điều máy bay áp sát như những lần trước; thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nêu rõ, Hải quân Mỹ "không gặp phải bất kỳ sự ngăn cản thường thấy của Trung Quốc".
Khác với việc tàu sân bay Roosevelt vào ngày 23/1 vừa qua, khi đi qua eo biển Đài Loan, để thực hiện quyền "tự do hàng hải", quân đội Trung Quốc điều 8 máy bay ném bom H-6K, 4 tiêm kích đa năng J-16 và 1 máy bay chống ngầm Y-8 áp sát hàng không mẫu hạm Mỹ.
Khác với việc tàu sân bay Roosevelt vào ngày 23/1 vừa qua, khi đi qua eo biển Đài Loan, để thực hiện quyền "tự do hàng hải", quân đội Trung Quốc điều 8 máy bay ném bom H-6K, 4 tiêm kích đa năng J-16 và 1 máy bay chống ngầm Y-8 áp sát hàng không mẫu hạm Mỹ.
Qua hành động trên, quân đội Mỹ cho rằng, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc huấn luyện tấn công mô phỏng vào tàu sân bay Mỹ. Những vụ việc như vậy, xảy ra giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc là điều hiếm thấy.
Qua hành động trên, quân đội Mỹ cho rằng, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc huấn luyện tấn công mô phỏng vào tàu sân bay Mỹ. Những vụ việc như vậy, xảy ra giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc là điều hiếm thấy.
Xét trên góc độ kỹ thuật thuần túy, mặc dù quy mô của một biên đội tàu sân bay Mỹ như Roosevelt là không lớn; nhưng với số máy bay như trên, để tấn công làm "tê liệt", mất sức chiến đấu của đội hình tàu sân bay Mỹ, là nhiệm vụ "bất khả thi".
Xét trên góc độ kỹ thuật thuần túy, mặc dù quy mô của một biên đội tàu sân bay Mỹ như Roosevelt là không lớn; nhưng với số máy bay như trên, để tấn công làm "tê liệt", mất sức chiến đấu của đội hình tàu sân bay Mỹ, là nhiệm vụ "bất khả thi".
Một máy bay ném bom H-6K mang tải vũ khí tối đa được 6 tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12. Nếu sử dụng cả tiêm kích J-16, làm nhiệm vụ chống hạm, nó cũng có thể mang được tên lửa chống hạm YJ- 91; đây cũng là loại tên lửa chống hạm siêu thanh, nhưng có tầm bắn ngắn hơn và sức công phá kém hơn.
Một máy bay ném bom H-6K mang tải vũ khí tối đa được 6 tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12. Nếu sử dụng cả tiêm kích J-16, làm nhiệm vụ chống hạm, nó cũng có thể mang được tên lửa chống hạm YJ- 91; đây cũng là loại tên lửa chống hạm siêu thanh, nhưng có tầm bắn ngắn hơn và sức công phá kém hơn.
Về số lượng máy bay trên, con số này đã tiệm cận hoặc thậm chí vượt quy mô của trung đoàn máy bay ném bom của Liên Xô, từng trang bị tên lửa chống hạm để "săn" tàu sân bay Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Về số lượng máy bay trên, con số này đã tiệm cận hoặc thậm chí vượt quy mô của trung đoàn máy bay ném bom của Liên Xô, từng trang bị tên lửa chống hạm để "săn" tàu sân bay Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, nếu xét về hệ thống đánh chặn phòng không của biên đội tàu sân bay Mỹ, thì một tổ hợp khoảng 60 tên lửa chống hạm siêu thanh, được phóng theo kiểu "bão hòa", mới có thể đảm bảo rằng, sẽ có "một số tên lửa" có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ, của biên đội tàu sân bay Mỹ.
Tuy nhiên, nếu xét về hệ thống đánh chặn phòng không của biên đội tàu sân bay Mỹ, thì một tổ hợp khoảng 60 tên lửa chống hạm siêu thanh, được phóng theo kiểu "bão hòa", mới có thể đảm bảo rằng, sẽ có "một số tên lửa" có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ, của biên đội tàu sân bay Mỹ.
Nhưng nếu muốn làm cho toàn bộ đội hình hàng không mẫu hạm Mỹ mất đi khả năng tác chiến, thì số máy bay và tên lửa trên là không đủ. Chưa tính việc, những chiếc tiêm kích hạm từ tàu sân bay cất cánh và đẩy lùi số máy bay ném bom trên cách ít nhất tàu sân bay với bán kính 700 km.
Nhưng nếu muốn làm cho toàn bộ đội hình hàng không mẫu hạm Mỹ mất đi khả năng tác chiến, thì số máy bay và tên lửa trên là không đủ. Chưa tính việc, những chiếc tiêm kích hạm từ tàu sân bay cất cánh và đẩy lùi số máy bay ném bom trên cách ít nhất tàu sân bay với bán kính 700 km.
Nhận biết được khó khăn khi tiếp cận tiến công tàu sân bay Mỹ và năng lực của mình, Trung Quốc đã phát triển chiến lược chống tiếp cận, phong tỏa khu vực (A2/AD), trong đó chú trọng phát triển các loại tên lửa chống hạm; hy vọng với loại vũ khí này, có thể "đẩy" các biên đội tàu sân bay của Mỹ càng xa bờ biển Trung Quốc càng tốt.
Nhận biết được khó khăn khi tiếp cận tiến công tàu sân bay Mỹ và năng lực của mình, Trung Quốc đã phát triển chiến lược chống tiếp cận, phong tỏa khu vực (A2/AD), trong đó chú trọng phát triển các loại tên lửa chống hạm; hy vọng với loại vũ khí này, có thể "đẩy" các biên đội tàu sân bay của Mỹ càng xa bờ biển Trung Quốc càng tốt.
Vũ khí chủ lực của chiến lược này của Trung Quốc, là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, được hoán cải để trở thành tên lửa chống hạm, như DF-21 hoặc DF-26, có tầm bắn từ 1.500 và 3.500 km; ngoài ra, còn có các loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh như DF-17.
Vũ khí chủ lực của chiến lược này của Trung Quốc, là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, được hoán cải để trở thành tên lửa chống hạm, như DF-21 hoặc DF-26, có tầm bắn từ 1.500 và 3.500 km; ngoài ra, còn có các loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh như DF-17.
Trên khu vực Biển Đông, hải quân và không quân Trung Quốc thường xuyên hiện diện; tuy nhiên các hoạt động diễn tập và tuần tra của tàu chiến Mỹ và đồng minh trên khu vực này, các loại máy bay của Trung Quốc không dám "áp sát", để thực hiện các cuộc tiến công "mô phỏng".
Trên khu vực Biển Đông, hải quân và không quân Trung Quốc thường xuyên hiện diện; tuy nhiên các hoạt động diễn tập và tuần tra của tàu chiến Mỹ và đồng minh trên khu vực này, các loại máy bay của Trung Quốc không dám "áp sát", để thực hiện các cuộc tiến công "mô phỏng".
Theo các nhà phân tích, tại eo biển Đài Loan, sở dĩ Trung Quốc dám "lên gân" với tàu sân bay Mỹ, là do dọc phía bờ eo biển phía Đại lục, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực, nhằm thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nên Trung Quốc đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự, nhất là các sân bay quân sự kiên cố và nhiều căn cứ hỗ trợ.
Theo các nhà phân tích, tại eo biển Đài Loan, sở dĩ Trung Quốc dám "lên gân" với tàu sân bay Mỹ, là do dọc phía bờ eo biển phía Đại lục, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực, nhằm thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nên Trung Quốc đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự, nhất là các sân bay quân sự kiên cố và nhiều căn cứ hỗ trợ.
Còn trên khu vực Biển Đông, theo các nhà phân tích quân sự, những căn cứ quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đó chỉ mang tính chất "tượng trưng"; bản thân các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc cũng không thể đủ lực để tạo căng thẳng với tàu chiến Mỹ, tại vùng biển này.
Còn trên khu vực Biển Đông, theo các nhà phân tích quân sự, những căn cứ quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đó chỉ mang tính chất "tượng trưng"; bản thân các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc cũng không thể đủ lực để tạo căng thẳng với tàu chiến Mỹ, tại vùng biển này.
Hiện nay khả năng chiến đấu xa căn cứ của Không quân Trung Quốc còn rất hạn chế, nhất là khả năng chỉ huy hợp đồng, kỹ thuật tiếp dầu trên không và số máy bay tiếp dầu còn rất hạn chế, nên khi tác chiến xa bờ, Không quân Trung Quốc còn lâu với "dọa" được tàu chiến Mỹ, trên vùng biển chiến lược này. Nguồn ảnh: TH.
Hiện nay khả năng chiến đấu xa căn cứ của Không quân Trung Quốc còn rất hạn chế, nhất là khả năng chỉ huy hợp đồng, kỹ thuật tiếp dầu trên không và số máy bay tiếp dầu còn rất hạn chế, nên khi tác chiến xa bờ, Không quân Trung Quốc còn lâu với "dọa" được tàu chiến Mỹ, trên vùng biển chiến lược này. Nguồn ảnh: TH.
Máy bay ném bom H-6 - loại máy bay ném bom chiến lược duy nhất hiện Trung Quốc đang sở hữu.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.