Trung Quốc hướng “sát thủ diệt TSB” DF-21D về phía Nhật Bản

(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể đã triển khai DF-21D ở khu vực Hoa Nam nhằm đối phó với tàu sân bay Mỹ đồn trú ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.

Trang mạng Hải Nam dẫn nguồn tin từ Tạp chí Bình luận Quân sự của Nga và Tạp chí Hệ thống Quốc phòng của Mỹ, Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D tại khu vực Hoa Nam (miền Nam Trung Quốc), tạo thành mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ đồn trú tại căn cứ Yokosuka Nhật Bản. Nếu tàu sân bay Mỹ có ý định tiếp cận khu vực biển xung quanh Trung Quốc, có thể rơi vào tầm tấn công của DF-21D.
Tạp chí Bình luận Quân sự dự đoán, Trung Quốc có thể đã triển khai 2 đơn vị tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D tại vùng Hoa Nam. Trong đó vị trí đóng quân của đơn vị số 1 là ở thị trấn nhỏ với dân số không quá 30.000 người (có thể là vùng hẻo lánh), một số cơ sở hạ tầng quân sự đã được vận chuyển đến thị trấn này từ 2 năm trước. Còn hiện nay doanh trại tại căn cứ này vẫn trong quá trình xây dựng.
Tên lửa đạn đạo DF-21 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-21 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.
Về lực lượng đóng giữ tại Hoa Nam có thể là đơn vị cấp tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông, nhưng cũng không loại trừ khả năng đây sẽ là lữ đoàn (sau này) được xây dựng mở rộng trên cơ sở đơn vị cấp tiểu đoàn ban đầu.
Cũng theo tạp chí này, ngoài một đơn vị của Quân đoàn Pháo binh số 2 đến đóng tại Hoa Nam, trụ sở bộ tư lệnh đơn vị khác cũng đã hoàn thành việc xây dựng tòa nhà văn phòng kiểu chữ “U”. Phiên hiệu của đơn vị này gần giống như Lữ đoàn tên lửa đạn đạo triển khai tại khu vực Tây Nam.
Tạp chí này cho biết, 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông và Tây Nam được đề cập trên đều trang bị tên lửa đạn đạo DF-21. Qua đó trang bị của các đơn vị tại khu vực Hoa Nam có thể là tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc loại chống tàu sân bay DF-21D.
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D được chuyên gia thế giới đánh giá là “con át chủ bài” của Trung Quốc đối phó với hạm đội tàu sân bay Hải quân Mỹ. “Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, tính đến cuối đầu năm 2013, tên lửa Đông Phong 21D chưa bước vào giai đoạn triển khai thực chiến. Nhưng từ năm nay trở đi, Đông Phong 21D phát triển đến mức nào, thì không thể biết rõ”, Tạp chí Hệ thống Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo tạp chí này, sau khi tàu sân bay của Mỹ được triển khai tại Yokosuka, thì Quân đội Trung Quốc cũng sẽ sớm nâng cấp DF-21D cung cấp khả năng tấn công tàu sân bay di chuyển.
DF-21D đặt tại khu vực Hoa Nam đưa tàu sân bay Mỹ xuất phát từ Yokosuka vào tầm ngắm.
 DF-21D đặt tại khu vực Hoa Nam đưa tàu sân bay Mỹ xuất phát từ Yokosuka vào tầm ngắm.
Công nghệ khả thi nhất là việc dùng vệ tinh trinh sát, radar tầm xa trên đất liền và máy bay không người lái (UAV) để thực hiện tìm kiếm tổng hợp đối với tàu sân bay đối phương, sau đó sử dụng UAV tầm xa để hoàn thành việc định vị cuối cùng, thông tin liên quan đến mục tiêu tàu sân bay được truyền đến tên lửa DF-21D và dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này cho thấy, việc Trung Quốc sử dụng DF-21 tấn công tàu sân bay là một chương trình tổng hợp lớn, cần hiệp đồng chặt chẽ với radar, UAV và vệ tinh.
“Tên lửa DF-21D có thể hình thành khả năng chiến đấu vào cuối năm nay. Ngoài ra, sau khi 30 vệ tinh Bắc Đẩu được hợp thành, độ chính xác của Đông Phong -21D khi tấn công tàu sân bay sẽ được nâng cao đáng kể. Biên đội tàu sân bay của Mỹ xuất phát từ Yokosuka nếu có ý định xâm nhập vào khu vực biển xung quanh Trung Quốc, thì toàn bộ quãng hành trình của biên đội này đều nằm trong phạm vi tấn công. Ngoài ra tàu sân bay của Mỹ từ các hướng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào Trung Quốc cũng đều sẽ lọt vào bán kính tác chiến của DF-21D”, tạp chí này nhận định.

Trung Quốc và bài toán tiêu diệt tàu sân bay

Bước tiến của Trung Quốc?

Tên lửa DF-21D Trung Quốc nhắm vào Mỹ hay Đài Loan?

Theo tạp chí Khán Hòa, mục tiêu thật sự khi Quân đoàn Pháo binh số 2 (Trung Quốc) phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D không phải là tàu sân bay Mỹ mà là văn phòng của Tổng thống Đài Loan.

Trước đó, Want Daily đưa tin, theo một ảnh vệ tinh Google Earth cung cấp cho thấy, trong một cuộc tập trận trên sa mạc Gobi, Trung Quốc đã “đánh chìm” thành công mục tiêu tàu sân bay mô phỏng trên đất liền.

Theo các hình ảnh vệ tinh, 2 hố sâu nằm trên nền đất dài chừng 200m trên sa mạc gobi được sử dụng mô phỏng boong phóng máy bay tàu sân bay Mỹ. Các nhà phân tích tin rằng những hố sâu này được tạo ra bởi “sát thủ diệt tàu sân bay” – tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, giới phân tích nghi ngờ rằng mục đích của lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn này của Trung Quốc là để kiểm tra sự lợi hại của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay”. Khi đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng mục tiêu mà tên lửa này nhắm tới là tàu sân bay Mỹ.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh, Khán Hòa cho rằng mục tiêu mô phỏng thực sự mà tên lửa DF-21D của PLA nhắm tới là văn phòng Tổng thống Đài Loan (Đài Bắc).

Tạp chí này cũng từng cho rằng mục tiêu mà tên lửa Trung Quốc nhắm tới là căn cứ không quân Ching Chuan Kang ở thành phố Đài Trung, miền Trung Đài Loan. Đó là căn cứ quân sự lớn nhất của Đài Loan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới