Trung Quốc giúp Nga đóng tàu khu trục hạt nhân Leader?

(Kiến Thức) - Kế hoạch đóng tàu khu trục hạt nhân lớp Leader của Hải quân Nga có thể nhận được sự hỗ trợ một phần từ Trung Quốc.

Tờ Sputnik của Nga dẫn lời cựu tư lệnh Hải quân Nga Igor Kasatonov tiết lộ, tàu khu trục động cơ hạt nhân lớp Leader thế hệ mới của Nga có thể được khởi đóng vào năm 2017. Dự án này sẽ đặt nền tảng cho việc đóng tàu sân bay mới của Nga. 
Chuyên gia trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasiliy Kashin cho rằng, dự án này cũng sẽ mang lại những cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng của hai nước Trung Quốc và Nga.
Trung Quoc giup Nga dong tau khu truc hat nhan Leader?
 Tàu khu trục động cơ hạt nhân tương lai của Nga.
Cũng theo ông Vasiliy Kashin, đối mặt với điều kiện chính trị toàn cầu mới, biến động không ngừng, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tham gia đóng tàu khu trục hạt nhân cùng Nga
“Sự tham gia của Trung Quốc trong việc đóng tàu khu trục lớp Leader có thể cung cấp cho Trung Quốc các kinh nghiệm cần thiết”, chuyên gia Vasiliy Kashin nói. Các kinh nghiệm này sẽ Hải quân Trung Quốc phát triển hạm đội tàu sân bay hạt nhân, vũ khí phòng thủ bảo vệ tàu chiến....
Theo nhiều chuyên gia bình luận, do Nga không có khả năng xây dựng hệ thống bảo đảm hậu cần và căn cứ quân sự mang tính toàn cầu như Mỹ. Cho nên việc đóng tàu chiến động cơ hạt nhân có thể bù đắp cho thiếu sót này của Hải quân Nga. 
Với những tàu chiến hạt nhân, Hải quân Nga có thể xuất hiện bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Đồng thời bản thân tàu khu trục hạt nhân lớp Leader cũng sẽ là công cụ triển khai sức mạnh hiệu quả, có thể thay thế tàu sân bay.
Các nguồn tin rò rỉ cho biết, tàu khu trục lớp Leader sẽ trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500, có thể bắn trúng mục tiêu trên không ngoài phạm vi hàng trăm km. Tàu cũng có thể mang tên lửa hành trình, ngoài ra tàu cũng sẽ được trang bị thiết bị điện tử và thiết bị đối kháng vô tuyến điện tử mạng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Vasiliy Kashin, đây là một kế hoạch lâu dài, cần phải thực hiện trong một thời gian rất dài trong tương lai, để cuối cùng chế tạo ra một tàu chiến trang bị tên lửa mạnh nhất thế giới. 

Tận mắt tàu ngầm Nga có thể hủy diệt nhóm TSB Mỹ

(Kiến Thức) - “Tàu ngầm (Project 885 Yasen) được trang bị tận răng này một mình có thể tiêu diệt hạm đội tàu sân bay của địch…”, Phó Thủ tướng Nga Rogozin nói.

Ngày 30/12/2013, Hải quân Nga chính thức biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới nhất Project 885 Yasen (NATO định danh là Graney). Vậy là sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng Hải quân Nga đã có con tàu hạt nhân tấn công mới đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. “Tàu ngầm trang bị đến tận răng này một mình có thể tiêu diệt hạm đội tàu sân bay của địch hoặc buộc tên xâm lược lớn phải quỳ gối”, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin viết trên trang Twitter của mình.
 Ngày 30/12/2013, Hải quân Nga chính thức biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới nhất Project 885 Yasen (NATO định danh là Graney). Vậy là sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng Hải quân Nga đã có con tàu hạt nhân tấn công mới đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. “Tàu ngầm trang bị đến tận răng này một mình có thể tiêu diệt hạm đội tàu sân bay của địch hoặc buộc tên xâm lược lớn phải quỳ gối”, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin viết trên trang Twitter của mình.

Chi tiết ngóc ngách đoàn tàu hạt nhân khủng khiếp của Nga

(Kiến Thức) - Nhắc đến tên lửa đạn đạo đáng nhớ nhất của Liên Xô, không thể không nhắc đến hệ thống tên lửa chiến lược cơ động đường sắt R-23 UTTKh Molodets.

Hệ thống tên lửa đạn đạo phóng trên tàu hỏa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24) được Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển và triển khai từ năm 1989.
Hệ thống tên lửa đạn đạo phóng trên tàu hỏa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24) được Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển và triển khai từ năm 1989.

Đọc nhiều nhất

Tin mới