Trung Quốc đóng tàu đổ bộ lớn hơn Type 071

(Kiến Thức) - Theo báo chí thế giới, Trung Quốc có thể đang bắt đầu đóng tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới lớn hơn cả loại tàu đổ bộ Type 071.

Tạp chí Khán Hòa cho hay, những hình ảnh lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc hồi đầu tháng 8 vừa qua không phải là thiết kế của tàu sân bay (chiếc thứ hai sau Liêu Ninh và là tàu nội địa đầu tiên của Trung Quốc) như tin đồn. Thay vào đó, con tàu đang được thi công tại nhà máy đóng tàu trên đảo Trường Hưng ở Thượng Hải thực chất là tàu tấn công đổ bộ có khả năng chở trực thăng và tàu đệm khí.
Nguồn tin quân sự từ Ukraine còn cho rằng tàu này giống với tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng (LHA) của Hải quân Mỹ (có thể chở tới 20 trực thăng và 4 tàu đệm khí).
Lớp tàu đổ bộ mới của Hải quân Trung Quốc có thể có lượng giãn nước 35.000 tấn và được thiết kế để có thể chuyên chở nhiều trực thăng và tàu đệm khí.
Nếu điều đó là sự thật thì con tàu mới này sẽ vượt xa 3 tàu tấn công đổ bộ Type 071 của Hải quân Trung Quốc với lượng giãn nước 20.000 tấn và chỉ chở được một ít trực thăng.
Tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Trung Quốc hiện nay, Type 071 chỉ có thể chở tối đa 4 trực thăng hạng trung Z-8.
 Tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Trung Quốc hiện nay, Type 071 chỉ có thể chở tối đa 4 trực thăng hạng trung Z-8.
Tạp chí The Diplomat đánh giá rằng chiếc tàu tấn công đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc sẽ không khác nhiều so với chiếc tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo mà Nhật Bản vừa cho hạ thủy.
Trong khi đó, Japan Times bình luận, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng nó trong các tranh chấp biển đảo mà Trung Quốc đang tham gia, cụ thể là trên Hoa Đông và Biển Đông.
Thông tin trên càng có cơ sở khi mà tháng 11/2012, Chuẩn Đô đốc Doãn Trác phát biểu trên đài CCTV rằng hải quân nước này về kế hoạch đóng một tàu tấn công đổ bộ với lượng giãn nước 40.000 tấn, tương tự như loại tàu LHA của Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ về tình hình quân đội Trung Quốc năm 2013 cũng cho biết: “Trung Quốc sẽ bắt đầu đóng mới một tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng Type 081 trong vòng 5 năm tới”.
Thời điểm đó, có nhiều thông tin cho rằng tàu tấn công đổ bộ Type 081 sẽ có lượng giãn nước dưới 20.000 tấn. Cùng thời điểm, theo Nhân dân Nhật báo, chiếc trực thăng tấn công nội địa đầu tiên của Trung Quốc là WZ-10 đã bắn thành công tên lửa không đối không vào cuối tuần trước tại tỉnh Quảng Đông. Đây chính là chiếc trực thăng mà Chuẩn Đô đốc Doãn Trác đề cập tới khi nhắc tới tham vọng đóng tàu tấn công đổ bộ 40.000 tấn.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh trên cả Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc đang dùng mọi cách để tuyên bố chủ quyền bao trùm cả khu vực bất chấp luật pháp quốc tế. Sự tăng cường sức mạnh cơ bắp này sẽ không khỏi khiến các quốc gia láng giềng quan ngại, đặc biệt là khi các cuộc xung đột vũ trang ngày càng hội tụ đủ các điều kiện để xảy ra.

Siêu tàu đổ bộ TQ khó hoạt động ở Biển Đông

Ukraine đã chính thức bàn giao chiếc tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn đầu tiên Project 958 Bizon cho Hải quân Trung Quốc. Đây là loại tàu đổ bộ do Ukraine thiết kế dựa trên lớp Project 12322 Zubr của Liên Xô (cũ). Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3m, rộng 25,6m và cao 21,9m.

Với kích thước đó, Project 958 Bizon được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tàu có khả năng chở 3 xe tăng chiến đấu hạng trung hoặc 10 xe bọc thép hoặc hơn 500 lính đổ bộ.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tầm xa hải trình của Project 958 Bizon không thể vượt quá 480 km. Hải trình này chỉ thích hợp khi sử dụng ở những vùng biển hẹp như Biển Đen, biển Baltic, giữa các đảo trên biển Aegean của Hy Lạp. Nhưng tại vùng biển rộng lớn như Biển Đông, Project 958 Bizon không đủ sức.

Các chuyên gia phân tích, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cách đất liền khoảng 300-400 km, vừa đủ với một hải trình của Project 958 Bizon. Tuy nhiện, loại tàu lớn với chi phí lên tới 500 triệu NDT như thế này không phải là vũ khí tấn công. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa cách quá xa Trung Quốc, những bãi đá, bãi cạn nhỏ mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại đây không đủ khả năng để tiếp nhận và làm căn cứ cho loại “tàu siêu tốn nhiên liệu” này.

“Nội thất” tàu đổ bộ khổng lồ của Pháp ở Việt Nam

Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.
Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.
Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.

Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.
Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.

Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.
Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.

Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m.
Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m.

Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).
Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).

Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h.
Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h.

Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển.
 Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển.

Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”, xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.
Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”,  xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.

Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc.
Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc.

Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.
Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.

Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.
Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.

Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng.
Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng.

Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.
Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.

Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.
Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.

Tin mới