Trung Quốc, Đài Loan chạy đua tên lửa diệt hạm siêu âm

(Kiến Thức) - Cả Đài Loan và Trung Quốc đều đang chạy đua phát triển các mẫu tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm thế hệ mới.

Tờ Want China Times của Đài Loan cho hay, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển vũ khí của Đài Loan vừa công bố một đoạn video về quá trình trình thử nghiệm mẫu tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III và tên lửa phòng không Thiên Cung III đều do Đài Loan tự phát triển.
Hùng Phong III là mẫu tên lửa hành trình chống hạm thế hệ thứ 3 thuộc dòng Hùng Phong được Đài Loan phát triển từ cuối những năm 1970. Đây còn được xem là câu trả lời Đài Loan trong cuộc chạy đua phát triển các mẫu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm với Trung Quốc.
Đài Loan tự tin rằng mẫu tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III của mình có thể hạ gục cả tàu sân bay của Trung Quốc.
 Đài Loan tự tin rằng mẫu tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III của mình có thể hạ gục cả tàu sân bay của Trung Quốc.
Những hình ảnh trên đều được Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn (CSIST), nơi phát triển ra cả hai mẫu tên lửa Hùng Phong III và Thiên Cung III công bố vào đầu tháng này.
Được biết Đài Loan sẽ trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III cho các tàu khu trục lớp Cheng Kung và tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Chinchiang, hiện có trong biên chế của Hải quân Đài Loan.
Cũng theo một nguồn tin quân sự từ Đài Loan cho hay, có nhiều khả năng Hải quân Đài Loan cũng sẽ trang bị Hùng Phong III cho các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Đà Giang do Đài Loan tự thiết kế. Và cũng là mẫu tàu chiến được Hải quân Đài Loan mệnh danh là “ Sát thủ tàu sân bay”.
Việc Đài Loan công bố đoạn video trên chỉ ít lâu, sau khi Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 do nước này tự phát triển tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Cho thấy cả hai bờ eo biển Đài Loan đều đang đặt trọng tâm vào việc phát triển các tên lửa chống hạm siêu âm.
Xét về mặt thông số kỹ thuật thì cả Hùng Phong III và CX-1 đều gần như ngang ngửa nhau.
Xét về mặt thông số kỹ thuật thì cả Hùng Phong III và CX-1 đều gần như ngang ngửa nhau.
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III có tốc độ bay tối đa đạt gấp từ 2,5-3 lần so với vận tốc âm thanh, với phạm vi tấn công hiệu quả là 150km. Nếu Đài Loan chính thức đưa vào trang bị loại tên lửa này, thì đây sẽ là mối đe dọa trực tiếp đối với hạm đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và bao gồm cả tàu sân bay.
Còn mẫu tên lửa hành trình siêu CX-1 của Trung Quốc lại có thiết kế tương tự với mẫu tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks do Nga chế tạo, với tầm bắn từ 40km đến 280km và có tốc độ bay tối đa gấp 3 lần vận tốc âm thanh. CX-1 được Viện nghiên cứu Công nghệ Tên lửa của Trung Quốc (CALT) phát triển với hai biến thể là biến thể trên hạm CX-1A và biến thể mặt đất là CX-1B.

Đài Loan phát triển tên lửa hành trình vươn tới Bắc Kinh

(Kiến Thức) - Đài Loan đang nỗ lực phát triển vũ khí tiến công tầm xa, siêu xa nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Tờ Storm Media Group mới đây tiết lộ, trong suốt 10 năm qua, Đài Loan đã chi gần 264 triệu USD để phát triển tên lửa hành trình đối đất tầm xa Vân Phong nhằm đối phó với một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc trong tương lai.
Theo tờ báo này thì tên lửa tầm trung Vân Phong của viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn trong lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm tầm bắn ở độ cao thấp vào cuối năm 2013, nhờ sự tham gia của tàu nghiên cứu RV OR5, cho nên đã được mở rộng khu vực thử nghiệm từ Cửu Bằng, Lan Tự và Lục Đảo, đến điểm quan sát thứ 4 của tàu nghiên cứu RV OR5 tại vùng biển Thái Bình Dương.Việc thử nghiệm lần này cho thấy sự thành công của tên lửa hành trình Vân Phong.

Bật mí tính năng tên lửa Trung Quốc “nhái” Yakhont Việt Nam

(Kiến Thức) - Loại tên lửa diệt hạm CX-1 mà Trung Quốc giới thiệu tại Chu Hải giống hệt "sát thủ diệt hạm" P-800 Yakhont mà Việt Nam đang sử dụng.

Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 (China Airshow 2014) diễn ra tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc, các công ty nước chủ nhà đã mang đến rất nhiều vũ khí trang bị hiện đại. Một trong những loại vũ khí gây sự chú ý lớn nhất là tên lửa hành trình siêu âm được định danh là CX-1.
Điều kỳ lạ ở CX-1 là nó có bố trí khí động học và kết cấu hình dánh rất giống với tên lửa hành trình chống tàu Oniks (biến thể xuất khẩu cho Việt Nam là P-800 Yakhont) của Nga và tên lửa Brahmos do Nga - Ấn Độ hợp tác chế tạo. Từ dòng chữ CX-1 trên thân tên lửa có thể biết được chủng loại của tên lửa, mà theo chương trình tin tức CCTV của Trung Quốc thì “CX” cũng chính là viết tắt của tên lửa hành trình tầm xa.

Tin mới