Cụ thể, theo thông báo thứ nhất của Cục Hải sự Hải Nam Trung Quốc, hải quân nước này bắt đầu tập trận trên biển Đông bắt đầu từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 15 giờ đến 18 giờ ngày 6/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 50,6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút kinh Đông, 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh Đông, 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông và 16 độ 52,7 vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông.
Còn theo thông báo thứ hai, cuộc tập trận bắt đầu từ 15 giờ đến 17 giờ ngày 7/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ 42,7 phút kinh Đông, 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50 phút kinh Đông,16 độ 20,30 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút kinh Đông.
Thông báo của Cục Hải sự Hải Nam của Trung Quốc về cuộc tập trận diễn ra vào ngày 6.8 ở Hoàng Sa |
Theo thông báo của Cục Hải sự Hải Nam, phía Trung Quốc yêu cầu tàu bè không qua lại khu vực diễn ra tập trận nhưng không đề cập cụ thể về quy mô của cuộc tập trận và số lượng lính tham gia cuộc tập trận này.
Việt Nam luôn kiên định phản đối các cuộc tập trận và những hoạt động phi pháp khác của Trung Quốc ở Hoàng Sa, đồng thời khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.
Thông báo của Cục Hải sự Hải Nam của Trung Quốc về cuộc tập trận diễn ra vào ngày 7.8 ở quần đảo Hoàng Sa |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 3 nhấn mạnh việc Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa cũng như kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng thành thành phố, căn cứ hậu cần chiến lược là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo này, vi phạm tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và gây phức tạp tình hình, không có lợi trong việc duy trì môi trường hoà bình và ổn định, hợp tác ở Biển Đông.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc huy động chiến đấu cơ J-11B tới Biển Đông.