Trung liên Degtyarev: Súng máy hộp đạn đĩa huyền thoại Hồng quân Liên Xô

Trung liên Degtyarev: Súng máy hộp đạn đĩa huyền thoại Hồng quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Năm 1927, mẫu súng máy của Degtyarev trở thành một trong những loại vũ khí nhỏ đầu tiên được phát triển tại Liên Xô và sau này trở thành mẫu súng máy của lịch sử với hộp tiếp đạn dạng đĩa cực độc.

Ngay sau cuộc nội chiến kết thúc, Liên Xô bước vào giai đoạn "công nghiệp hóa", Hồng quân cần những mẫu vũ khí mới hiện đại để thay thế những vũ khí có từ thời Sa Hoàng, trong đó có mẫu súng liên thanh. Ảnh: Hồng quân Liên Xô khi mới kết thúc cuộc nội chiến - Nguồn: Wikipedia.
Ngay sau cuộc nội chiến kết thúc, Liên Xô bước vào giai đoạn "công nghiệp hóa", Hồng quân cần những mẫu vũ khí mới hiện đại để thay thế những vũ khí có từ thời Sa Hoàng, trong đó có mẫu súng liên thanh. Ảnh: Hồng quân Liên Xô khi mới kết thúc cuộc nội chiến - Nguồn: Wikipedia.
Trong chiến tranh Vệ quốc, nhiều loại vũ khí mới bắt đầu được trang bị cho Hồng quân, nhưng mẫu trung liên Degtyarev (còn gọi là súng máy DP) đã được trang bị trước đó cả chục năm, và được quy định là hỏa lực cấp trung đội của Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô với  Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Trong chiến tranh Vệ quốc, nhiều loại vũ khí mới bắt đầu được trang bị cho Hồng quân, nhưng mẫu trung liên Degtyarev (còn gọi là súng máy DP) đã được trang bị trước đó cả chục năm, và được quy định là hỏa lực cấp trung đội của Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô với Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Súng trung liên Degtyarev sử dụng sẵn loại đạn 7,62×54R mm, đây là loại đạn phổ biến nhất trong Hồng quân, dùng chung với đạn súng trường Mosin (vũ khí bộ binh chính của Hồng quân), do vậy sẽ đơn giản hơn rất nhiều trong việc bảo đảm hậu cần. Ảnh: Trung liên Degtyarev và đạn đạn 7,62×54R - Nguồn: Wikipedia.
Súng trung liên Degtyarev sử dụng sẵn loại đạn 7,62×54R mm, đây là loại đạn phổ biến nhất trong Hồng quân, dùng chung với đạn súng trường Mosin (vũ khí bộ binh chính của Hồng quân), do vậy sẽ đơn giản hơn rất nhiều trong việc bảo đảm hậu cần. Ảnh: Trung liên Degtyarev và đạn đạn 7,62×54R - Nguồn: Wikipedia.
Súng máy DP được biên chế cho 2 người sử dụng, trong đó có một xạ thủ và một người phục vụ, có nhiệm vụ mang theo 3 hộp tiếp đạn. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Súng máy DP được biên chế cho 2 người sử dụng, trong đó có một xạ thủ và một người phục vụ, có nhiệm vụ mang theo 3 hộp tiếp đạn. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu DP có thiết kế đơn giản, súng có cấu tạo gồm 6 bộ phận và chịu được điều kiện cát bụi rất tốt. Những người lính Liên Xô còn nói vui rằng vũ khí này chỉ phát huy tối đa uy lực sau khi vùi nó vào trong cát. Ảnh: Cấu tạo khẩu trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu DP có thiết kế đơn giản, súng có cấu tạo gồm 6 bộ phận và chịu được điều kiện cát bụi rất tốt. Những người lính Liên Xô còn nói vui rằng vũ khí này chỉ phát huy tối đa uy lực sau khi vùi nó vào trong cát. Ảnh: Cấu tạo khẩu trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Điểm đặc biệt của khẩu súng để có thể dễ dàng nhận ra đó chính là hộp tiếp đạn dạng đĩa, được lắp ngang trên thân súng, hộp tiếp đạn này có sức chứa 47 viên. Khi bắn, hộp tiếp đạn của nó xoay tròn, khiến người Liên Xô đặt cho nó biệt danh là "chiếc máy hát của Stalin". Ảnh: Trung liên Degtyarev và hộp tiếp đạn - Nguồn: Wikipedia.
Điểm đặc biệt của khẩu súng để có thể dễ dàng nhận ra đó chính là hộp tiếp đạn dạng đĩa, được lắp ngang trên thân súng, hộp tiếp đạn này có sức chứa 47 viên. Khi bắn, hộp tiếp đạn của nó xoay tròn, khiến người Liên Xô đặt cho nó biệt danh là "chiếc máy hát của Stalin". Ảnh: Trung liên Degtyarev và hộp tiếp đạn - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu DP được sử dụng lần đầu trong cuộc xung đột Trung - Xô năm 1929, sau đó thử lửa tại cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, trong các trận đánh với quân phiệt Nhật Bản ở Khalkhin-Gol, trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Khẩu DP được sử dụng lần đầu trong cuộc xung đột Trung - Xô năm 1929, sau đó thử lửa tại cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, trong các trận đánh với quân phiệt Nhật Bản ở Khalkhin-Gol, trong cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939-1940. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Dựa vào kinh nghiệm sử dụng trong chiến đấu, các nhà thiết kế đã khắc phục những nhược điểm của khẩu DP để tạo ra khẩu DPM hoàn thiện hơn, thậm chí còn tạo ra một số biến thể khác của khẩu súng này để trang bị cho xe thiết giáp, xe tăng và máy bay; mặc dù về nguyên tắc, cấu tạo chính của nó không thay đổi. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Dựa vào kinh nghiệm sử dụng trong chiến đấu, các nhà thiết kế đã khắc phục những nhược điểm của khẩu DP để tạo ra khẩu DPM hoàn thiện hơn, thậm chí còn tạo ra một số biến thể khác của khẩu súng này để trang bị cho xe thiết giáp, xe tăng và máy bay; mặc dù về nguyên tắc, cấu tạo chính của nó không thay đổi. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc, yêu cầu về súng máy hỏa lực liên tục tăng; từ năm 1939 đến giữa năm 1941, số lượng tăng lên 44%. Sau khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô (22/6/1941), Hồng quân yêu cầu 170.400 khẩu súng máy DP. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân với trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc, yêu cầu về súng máy hỏa lực liên tục tăng; từ năm 1939 đến giữa năm 1941, số lượng tăng lên 44%. Sau khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô (22/6/1941), Hồng quân yêu cầu 170.400 khẩu súng máy DP. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân với trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Yêu cầu về khẩu DP tiếp tục tăng cao đến năm 1943, khi những khẩu tiểu liên PPSh được trang bị đại trà, thay thế gần như hoàn toàn súng trường trong quân đội Liên Xô. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Yêu cầu về khẩu DP tiếp tục tăng cao đến năm 1943, khi những khẩu tiểu liên PPSh được trang bị đại trà, thay thế gần như hoàn toàn súng trường trong quân đội Liên Xô. Ảnh: Một tổ trung liên Degtyarev của Hồng quân - Nguồn: Wikipedia.
Súng máy DP được sử dụng rộng rãi như vũ khí chính, với mục đích chi viện hỏa lực cho bộ binh của đơn vị cấp trung đội, cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Một chiến sĩ Hồng quân đang sử dụng trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Súng máy DP được sử dụng rộng rãi như vũ khí chính, với mục đích chi viện hỏa lực cho bộ binh của đơn vị cấp trung đội, cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Một chiến sĩ Hồng quân đang sử dụng trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ được quân đội Liên Xô yêu thích, súng máy DP còn được kẻ thù của họ như quân đội Đức và Phần Lan sử dụng. Ảnh: Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ được quân đội Liên Xô yêu thích, súng máy DP còn được kẻ thù của họ như quân đội Đức và Phần Lan sử dụng. Ảnh: Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Các mẫu DP và phiên bản hiện đại hóa là DPM đã bị loại khỏi biên chế sau khi kết thúc chiến tranh Vệ quốc. Chúng được thay thế bằng một mẫu súng trung liên khác cũng do Degtyarev phát minh, đó là súng trung liên RPD. Ảnh: Trung liên RPD - Nguồn: Wikipedia.
Các mẫu DP và phiên bản hiện đại hóa là DPM đã bị loại khỏi biên chế sau khi kết thúc chiến tranh Vệ quốc. Chúng được thay thế bằng một mẫu súng trung liên khác cũng do Degtyarev phát minh, đó là súng trung liên RPD. Ảnh: Trung liên RPD - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ phục vụ trong quân đội Liên Xô, những khẩu DP được cung cấp cho những quốc gia thân thiện của Liên Xô; được biên chế trong quân đội của các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw cho đến những năm 1960. Ảnh: Trung liên Degtyarev trong cuộc nội chiến Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ phục vụ trong quân đội Liên Xô, những khẩu DP được cung cấp cho những quốc gia thân thiện của Liên Xô; được biên chế trong quân đội của các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw cho đến những năm 1960. Ảnh: Trung liên Degtyarev trong cuộc nội chiến Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Những khẩu DP sau khi rút khỏi biên chế, được đưa vào niêm cất và nó lại được sử dụng trong một số cuộc nội chiến ở một số quốc gia, gần đây là cuộc chiến tại Ucraina. Ảnh: Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Những khẩu DP sau khi rút khỏi biên chế, được đưa vào niêm cất và nó lại được sử dụng trong một số cuộc nội chiến ở một số quốc gia, gần đây là cuộc chiến tại Ucraina. Ảnh: Trung liên Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Vasily Alekseevich Degtyarev được trao danh hiệu Anh hùng Lao động Liên Xô và bốn Giải thưởng Stalin vì đã có công tạo ra nhiều loại vũ khí khác nhau. Khẩu súng mà ông phát minh được đánh giá là mẫu súng máy của lịch sử và là biểu tượng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Áp phích về Trung liên Degtyarev và người phát minh ra súng Vasily Alekseevich Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Vasily Alekseevich Degtyarev được trao danh hiệu Anh hùng Lao động Liên Xô và bốn Giải thưởng Stalin vì đã có công tạo ra nhiều loại vũ khí khác nhau. Khẩu súng mà ông phát minh được đánh giá là mẫu súng máy của lịch sử và là biểu tượng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Áp phích về Trung liên Degtyarev và người phát minh ra súng Vasily Alekseevich Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.
Video Top súng máy đa nòng có tốc độ xả đạn lớn nhất thế giới - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.