Trùm đường dây xăng giả Lê Thanh Trung: Liệu có bảo kê?

Dư luận đặt câu hỏi, liệu có đối tượng tiếp tay, bảo kê cho “ông trùm” Lê Thanh Trung trong hoạt động mua, bán hoá đơn giả liên quan vụ buôn lậu, sản xuất xăng giả do Phan Thanh Hữu cầm đầu?

Trùm đường dây xăng giả Lê Thanh Trung: Liệu có bảo kê?
Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Thanh Trung (SN 1983, xã Long Tuyền, huyện Bình Thủy, TP Cần Thơ) – “ông trùm” đường dây mua, bán hoá đơn giả trong vụ buôn lậu, sản xuất xăng giả do Phan Thanh Hữu cầm đầu.
Khám xét Công ty CP Thương mại nhiên liệu Tây Nam Bộ (SFT) do Lê Thanh Trung thành lập và nơi ở của “ông trùm” này, cảnh sát đã thu giữ 27 con dấu (trong đó có 15 dấu mộc tròn và 12 dấu tên) của các công ty khác nhau do chính Trung lập ra và thuê người khác đứng tên để mua bán hóa đơn. Cơ quan công an cũng đã thu giữ 6 CPU máy tính, 15 thùng tài liệu, hóa đơn liên quan, 2 điện thoại, 2 xe ô tô cùng số tiền lớn.
Trum duong day xang gia Le Thanh Trung: Lieu co bao ke?

Lê Thanh Trung và tang vật vụ án.

Lê Thanh Trung được là nghi phạm chính chuyên làm hóa đơn giả để hợp thức hóa số xăng giả nhằm hợp thức hóa đầu vào và đầu ra của hàng trăm triệu lít xăng dầu đã được làm giả, kém chất lượng để bán ra thị trường trước khi bị phát hiện.
Trước đây, đối tượng này từng là thuộc cấp của “ông trùm” xăng dầu Trịnh Sướng tại Sóc Trăng. Sau khi Trịnh Sướng bị bắt giữ, Trung bị tình nghi đã cấu kết cùng một số đối tượng khác tiếp tục thành lập đường dây làm giả, tiêu thụ xăng dầu khác.
Công ty SFT do Lê Thanh Trung thành lập nhưng thuê người khác đứng tên từ tháng 11/2017. Ngoài trụ sở chính Công ty SFT đặt tại Cần Thơ, SFT còn có chi nhánh tại Long An và An Giang. Công ty này chỉ làm nhiệm vụ hợp thức hóa các thủ tục hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra của lượng xăng dầu được làm giả, kém chất lượng đã bán ra thị trường để đối phó với cơ quan chức năng.
Dư luận đặt câu hỏi, liệu có đối tượng, tiếp tay, bảo kê cho “ông trùm” đường dây mua, bán hoá đơn giả Lê Thanh Trung?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi sản xuất, mua bản xăng giả là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và người tiêu dùng. Do đó, việc bóc gỡ, xử lý các nhóm đối tượng sản xuất răng giả là cần thiết. Liên quan hành vi này, các đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về đội sản xuất, mua bán hàng giả.
Để hợp thức hóa được hành vi mua bán, sản xuất xăng giả các đối tượng cần phải thu mua hóa đơn giá trị gia tăng và phải cần có những đối tượng tiếp tay, giúp sức, thậm chí không loại trừ đối tượng có hành vi bảo kê. Do đó, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng của Lê Thanh Trung và hành vi giúp sức cho việc sản xuất, mua bán hàng giả nếu có của các đối tượng liên quan.
Theo luật sư Cường, hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về quản lý tài chính, quản lý kinh tế, làm thất thu ngân sách và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng. Do vậy, với hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, các cá nhân và pháp nhân thương mại đều bị xử lý hình sự. Đối với cá nhân có thể mức hình phạt có thể lên đến 5 năm tù theo quy định tại điều 203, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trum duong day xang gia Le Thanh Trung: Lieu co bao ke?-Hinh-2

Niêm phong sà lan chở xăng. 

Đồng thời sẽ bị thu hồi tiền, tài sản do phạm tội mà có và có thể bị phạt bổ sung lên đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đến năm năm.
Đối với pháp nhân thương mại vi phạm thì có thể bị phạt với mức cao nhất là 1.000.000.000 đồng và bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng theo quy định tại khoản bốn, điều 203 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nêu trên.
Luật sư Cường cho biết thêm trong quá trình điều tra vụ án này cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ các đối tượng mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng có biết số hàng hóa nêu trên là hàng giả hay không.
“Nếu biết là hàng giả nhưng vẫn giúp sức các đối tượng này để thực hiện hành vi sản xuất, mua bán trái phép còn bị xử lý thêm về tội sản xuất hàng giả, mua bán hàng giả với vai trò đồng phạm với các đối tượng trong vụ án. Khi quyết định hình phạt tòa án sẽ tổng hợp hình phạt của nhiều tội danh trong trường hợp bị kết tội để tuyển một mức án chung. Nếu có đối tượng giúp sức bảo kê cho Lê Thanh Trung mua, bán hoá đơn giả cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” – Luật sư Cường cho hay.

>>> Mời độc giả xem thêm video Phá đường dây “chế” xăng giả cực lớn

Nguồn: Truyền hình Cần Thơ.

Những nguy hại cho động cơ ôtô khi đổ nhầm xăng giả

Việc đổ nhầm xăng giả, xăng bẩn có thể khiến động cơ gặp hại. Xe sẽ gặp phải tình trạng khó đề, tắt máy khi đang chạy hoặc nguy hiểm hơn là nguy cơ gây cháy nổ.

Những nguy hại cho động cơ ôtô khi đổ nhầm xăng giả
Xăng giả cho ôtô và xe máy được tạo ra bằng cách trộn những hợp chất hóa học để kích chỉ số RON (chỉ số Octance) cùng với một tỉ lệ xăng "thật" nhất định. Loại xăng này thường chứa những chất gây nguy hại cho xe, làm giảm công suất, xe dễ chết máy hoặc thậm chí là có nguy cơ gây cháy nổ.

Vụ đại gia xăng giả Trịnh Sướng: Trách nhiệm của quản lý thị trường ở đâu?

(Kiến Thức) - Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) thừa nhận cơ quan có một phần trách nhiệm trong việc để xảy ra vụ việc buôn bán xăng giả của ông Trịnh Sướng.

Vụ đại gia xăng giả Trịnh Sướng: Trách nhiệm của quản lý thị trường ở đâu?
Liên quan đến dường dây sản xuất, mua bán xăng giả của đại gia Trịnh Sướng (ngụ Sóc Trăng) và đồng bọn vừa bị Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá, trao đổi với Zing.vn, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương), thừa nhận cơ quan này có một phần trách nhiệm.

Chủ cửa hàng bán xăng giả của Trịnh Sướng bị khởi tố là ai?

(Kiến Thức) - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông đã khởi tố đối với một số chủ doanh nghiệp trong vụ xăng giả liên quan đến đại gia Trịnh Sướng.

Chủ cửa hàng bán xăng giả của Trịnh Sướng bị khởi tố là ai?
Mới đây, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo đơn vị này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lam (48 tuổi), Bùi Thị Duyên (48 tuổi, vợ của Lam, cùng trú tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) và Nguyễn Công Thành (37 tuổi, trú tại huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Chu cua hang ban xang gia cua Trinh Suong bi khoi to la ai?
Cửa hàng xăng dầu Lam Duyên, nơi bị phát hiện bán xăng giả. (Ảnh: Zing)
Ba bị can trên đều nằm trong đường dây sản xuất, mua bán xăng giả của Trịnh Sướng (trú tại Sóc Trăng) cầm đầu.
Trước đó, ngày 24/1/2019, cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang cửa hàng xăng dầu Lam Duyên do Nguyễn Văn Lam làm chủ đang xả dung môi solmix xuống các hầm chứa.
Quá trình mở rộng điều tra vụ án, cơ quan công an phát hiện hành vi mua bán dung môi để pha trộn với xăng tại cửa hàng xăng dầu Thành Lập (địa chỉ tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp) do Nguyễn Công Thành thành lập vào năm 2009.
Được biết, trong quá trình kinh doanh, cả 3 đối tượng Lam, Duyên và Thành hiểu rõ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, vì ham lợi nhuận, muốn được hưởng chiết khấu cao hơn mức chiết khấu của nhà phân phối vợ chồng Lam đã đặt mua của Nguyễn Mạnh Tiến 10.000 lít xăng giá rẻ hẹn đến ngày 24/1/2019 giao hàng.
Đồng thời, Thành cũng đặt mua của Nguyễn Văn Hướng 4.000 lít xăng giá rẻ không có hóa đơn chứng từ để xả xuống các hầm, trộn với xăng thật bán ra thị trường kiếm lời.
Khoảng 21h30 ngày 24/1, nhân viên cây xăng đang điều khiển xe bồn xả được hơn 3.000 lít xăng giả xuống hầm chứa xăng của cửa hàng xăng dầu Lam Duyên thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang.
Kết quả giám định cho thấy chất lỏng thu giữ trên xe bồn và tại hầm chứa của 2 cửa hàng trên là xăng giả, thành phần chính là hydrocarbon, nguồn gốc từ dầu mỏ và phụ gia.
Cũng theo cơ quan điều tra, từ tháng 9/2018 đến ngày 24/1/2019, Thành nhiều lần liên hệ đặt mua “xăng giá rẻ” của ông Hướng với số lượng hàng chục nghìn lít.
>>> Xem thêm video: Ai là người đã tiếp tay cho Trịnh Sướng làm xăng giả?
(Nguồn: VTV)
Trước đó, ngày 17/1, công an tỉnh Đắk Nông có kết luận điều tra đường dây xăng giả của Trịnh Sướng và đồng phạm, cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang VKS cùng cấp, đề nghị truy tố 21 bị can.
Liên quan đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố 4 vụ án. Trong đó, công an kết thúc điều tra 3 vụ án, đề nghị truy tố 21 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, công an đang điều tra vụ án còn lại với 11 bị can liên quan.
Công an xác định từ năm 2017 đến lúc bị bắt, đường dây này đã pha chế, sản xuất hơn 146 triệu lít xăng giả, tương đương giá trị hàng thật 2.501 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính trên 122 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.