Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x

Trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x

Không cần đến thiết bị điện tử; thế hệ 8x trước đây thường gắn liền với các trò chơi dân gian như chơi truyền, ô ăn quan, bịt mặt bắt dê,...

1. Bịt mắt bắt dê Có lẽ thế hệ 7x, 8x không ai là không biết đến trò “bịt mắt bắt dê”. Để chơi được trò chơi này, một người phải lấy khăn bịt mắt (người này gọi là "bị"). Những người còn lại (được gọi là “dê”) sẽ cùng nắm tay nhau tạo thành vòng tròn. Người bị bịt mắt phải “bắt” được một người và đoán đúng tên của nhân vật đó. Nếu đoán trúng, người bị bắt sẽ trở thành người đi bắt dê tiếp theo.
1. Bịt mắt bắt dê
Có lẽ thế hệ 7x, 8x không ai là không biết đến trò “bịt mắt bắt dê”. Để chơi được trò chơi này, một người phải lấy khăn bịt mắt (người này gọi là "bị"). Những người còn lại (được gọi là “dê”) sẽ cùng nắm tay nhau tạo thành vòng tròn. Người bị bịt mắt phải “bắt” được một người và đoán đúng tên của nhân vật đó. Nếu đoán trúng, người bị bắt sẽ trở thành người đi bắt dê tiếp theo.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi trò chơi này bị biến tấu. “Dê” sẽ vỗ tay, chạy xung quanh và gọi to tên người “bị”. Điều này nhằm đánh lạc hướng để người “bị” khó khăn trong việc đi tìm “dê”.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi trò chơi này bị biến tấu. “Dê” sẽ vỗ tay, chạy xung quanh và gọi to tên người “bị”. Điều này nhằm đánh lạc hướng để người “bị” khó khăn trong việc đi tìm “dê”.
2. Trốn tìm Bất cứ ai sinh ra ở thế hệ 7x, 8x đều rất quen thuộc với những câu trong bài trốn tìm “Năm, mười, mười lăm, hai mươi,...”.
2. Trốn tìm
Bất cứ ai sinh ra ở thế hệ 7x, 8x đều rất quen thuộc với những câu trong bài trốn tìm “Năm, mười, mười lăm, hai mươi,...”.
Để chơi được  trò chơi dân gian này, một người sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười,...” cho tới 100. Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn. Sau đó, người “bị” sẽ phải đi tìm những người còn lại. Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người “bị” tiếp theo. Tuy nhiên, những người còn lại có thể tự chạy về đích trước người “bị” thì sẽ thoát.
Để chơi được trò chơi dân gian này, một người sẽ phải úp mặt vào tường đếm “Năm, mười,...” cho tới 100. Trong khoảng thời gian này, những người còn lại sẽ đi trốn. Sau đó, người “bị” sẽ phải đi tìm những người còn lại. Nếu ai bị phát hiện sẽ trở thành người “bị” tiếp theo. Tuy nhiên, những người còn lại có thể tự chạy về đích trước người “bị” thì sẽ thoát.
3. Ô ăn quan Đây là trò chơi trí tuệ được rất nhiều thế hệ các bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Để chơi được trò chơi này ít nhất phải có 2 người. Một “bàn cờ” hình chữ nhật gồm 10 ô nhỏ chia đều 2 bên, hai đầu có 2 vòng cung được vẽ trên nền đất. Hai vòng cung được đặt hai viên sỏi lớn (gọi là “quan”). Mỗi ô nhỏ còn lại đặt 5 viên sỏi (được gọi là “quân”).
3. Ô ăn quan
Đây là trò chơi trí tuệ được rất nhiều thế hệ các bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Để chơi được trò chơi này ít nhất phải có 2 người. Một “bàn cờ” hình chữ nhật gồm 10 ô nhỏ chia đều 2 bên, hai đầu có 2 vòng cung được vẽ trên nền đất. Hai vòng cung được đặt hai viên sỏi lớn (gọi là “quan”). Mỗi ô nhỏ còn lại đặt 5 viên sỏi (được gọi là “quân”).
Sau đó, hai người chơi dùng “quân” bên phía mình rải đều cho các ô. Trong quá trình rải quân, cứ có một ô trống, người chơi sẽ được ăn toàn bộ “quan” hoặc “quân”. Để chiến thắng, người chơi cũng cần thật khéo léo, tính đường đi nước bước.
Sau đó, hai người chơi dùng “quân” bên phía mình rải đều cho các ô. Trong quá trình rải quân, cứ có một ô trống, người chơi sẽ được ăn toàn bộ “quan” hoặc “quân”. Để chiến thắng, người chơi cũng cần thật khéo léo, tính đường đi nước bước.
4. Trồng nụ trồng hoa Trước đây, trồng nụ trồng hoa là trò chơi được rất nhiều người yêu thích. Để chơi trò chơi này, cần có 2 người “bị” ngồi dưới đất. Lúc này, hai người sẽ để bàn chân chạm vào nhau làm “mầm”. Sau đó, họ dần dần phải đặt bàn chân, bàn tay của mình lên tạo thành độ cao. Những người còn lại sẽ lần lượt nhảy qua các độ cao đó. Nếu nhảy qua sẽ thắng cuộc, người không nhảy qua sẽ trở thành người “bị” cho đến khi tìm được người thua tiếp theo.
4. Trồng nụ trồng hoa
Trước đây, trồng nụ trồng hoa là trò chơi được rất nhiều người yêu thích. Để chơi trò chơi này, cần có 2 người “bị” ngồi dưới đất. Lúc này, hai người sẽ để bàn chân chạm vào nhau làm “mầm”. Sau đó, họ dần dần phải đặt bàn chân, bàn tay của mình lên tạo thành độ cao. Những người còn lại sẽ lần lượt nhảy qua các độ cao đó. Nếu nhảy qua sẽ thắng cuộc, người không nhảy qua sẽ trở thành người “bị” cho đến khi tìm được người thua tiếp theo.
Trò chơi thú vị này cực kì phổ biến với thế hệ 7x, 8x trước đây để rèn luyện sức khỏe. Ngày nay, trò chơi này cũng được phố biến rất nhiều trong các trường học. Tuy nhiên, “nụ và hoa" trong trò chơi này được hạ thấp xuống để đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hiểm cho các em học sinh.
Trò chơi thú vị này cực kì phổ biến với thế hệ 7x, 8x trước đây để rèn luyện sức khỏe. Ngày nay, trò chơi này cũng được phố biến rất nhiều trong các trường học. Tuy nhiên, “nụ và hoa" trong trò chơi này được hạ thấp xuống để đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hiểm cho các em học sinh.
5. Chơi chuyền Bài đồng dao “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện giăng tơ, quả mơ có hạt...” là những từ ngữ thế hệ 7x, 8x thuộc nằm lòng khi chơi trò chơi này. Để chơi trò chơi này cần ít nhất 2 người, 10 que nhỏ (có thể là que tính, bó đũa,...) và một quả bóng hoặc vật hình tròn. Khi quả “hình tròn” được tung lên, người chơi sẽ nhặt từ từ từng que một cho đến khi hết bài đồng dao là thắng và được chuyển lên bàn tiếp theo. Nếu người chơi làm rơi quả “hình tròn” sẽ trở thành người thua cuộc.
5. Chơi chuyền
Bài đồng dao “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện giăng tơ, quả mơ có hạt...” là những từ ngữ thế hệ 7x, 8x thuộc nằm lòng khi chơi trò chơi này. Để chơi trò chơi này cần ít nhất 2 người, 10 que nhỏ (có thể là que tính, bó đũa,...) và một quả bóng hoặc vật hình tròn. Khi quả “hình tròn” được tung lên, người chơi sẽ nhặt từ từ từng que một cho đến khi hết bài đồng dao là thắng và được chuyển lên bàn tiếp theo. Nếu người chơi làm rơi quả “hình tròn” sẽ trở thành người thua cuộc.
6. Nhảy lò cò Nhảy lò cò là trò chơi được cả các bạn nam và các bạn nữ yêu thích. Trò chơi này còn có tên gọi khác là nhảy ngục, bởi người chơi nhảy lò cò trong một ô được vẽ trên mặt đất.
6. Nhảy lò cò
Nhảy lò cò là trò chơi được cả các bạn nam và các bạn nữ yêu thích. Trò chơi này còn có tên gọi khác là nhảy ngục, bởi người chơi nhảy lò cò trong một ô được vẽ trên mặt đất.
Để chơi được trò chơi này, người chơi thường dùng phấn vẽ lên nền gạch xi măng ô nhảy lò cò, mỗi nơi lại có một cách vẽ khác nhau, sau đó nhảy lên các ô này theo luật. Trò chơi còn có luật tậu ruộng. Người chơi sẽ quay người lại và tung một miếng gạch (hoặc ngói nhỏ) về phía các ô vuông. Trúng ô nào, đó sẽ trở thành “đất” của người chơi và những người chơi sau sẽ không được phép nhảy vào. Trò chơi này có tác dụng rèn luyện sức khỏe nên được các trẻ em từ thành thị đến nông thôn vô cùng yêu thích.
Để chơi được trò chơi này, người chơi thường dùng phấn vẽ lên nền gạch xi măng ô nhảy lò cò, mỗi nơi lại có một cách vẽ khác nhau, sau đó nhảy lên các ô này theo luật. Trò chơi còn có luật tậu ruộng. Người chơi sẽ quay người lại và tung một miếng gạch (hoặc ngói nhỏ) về phía các ô vuông. Trúng ô nào, đó sẽ trở thành “đất” của người chơi và những người chơi sau sẽ không được phép nhảy vào. Trò chơi này có tác dụng rèn luyện sức khỏe nên được các trẻ em từ thành thị đến nông thôn vô cùng yêu thích.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.