Triều Tiên cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Hàn Quốc “động binh”

Triều Tiên cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Hàn Quốc “động binh”

Triều Tiên cảnh báo một cuộc tấn công từ phía Hàn Quốc có thể sẽ được đáp trả bằng các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên sau những lời đe dọa từ Seoul, hôm 5/4 chính quyền Bình Nhưỡng cảnh báo rằng nếu xảy ra một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này, thì bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy đều có thể buộc Triều Tiên sử dụng  vũ khí hạt nhân chiến thuật để đáp trả.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên sau những lời đe dọa từ Seoul, hôm 5/4 chính quyền Bình Nhưỡng cảnh báo rằng nếu xảy ra một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này, thì bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy đều có thể buộc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để đáp trả.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Công khai của Đảng Công nhân Triều Tiên Kim Yo Jong - em gái của Chủ tịch Kim Jong Un, cảnh báo rằng "Trong trường hợp Hàn Quốc lựa chọn đối đầu quân sự với chúng tôi, lực lượng tác chiến hạt nhân của chúng tôi chắc chắn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ của nó".
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Công khai của Đảng Công nhân Triều Tiên Kim Yo Jong - em gái của Chủ tịch Kim Jong Un, cảnh báo rằng "Trong trường hợp Hàn Quốc lựa chọn đối đầu quân sự với chúng tôi, lực lượng tác chiến hạt nhân của chúng tôi chắc chắn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ của nó".
Triều Tiên đang có chiến tranh về mặt kỹ thuật với Mỹ và Hàn Quốc từ năm 1950. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ thường xuyên đe dọa tiến hành các cuộc tấn công bao gồm cả các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Triều Tiên, không chỉ nhằm vào các cơ sở quân sự mà còn nhắm vào các trung tâm dân sự.
Triều Tiên đang có chiến tranh về mặt kỹ thuật với Mỹ và Hàn Quốc từ năm 1950. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ thường xuyên đe dọa tiến hành các cuộc tấn công bao gồm cả các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Triều Tiên, không chỉ nhằm vào các cơ sở quân sự mà còn nhắm vào các trung tâm dân sự.
Triều Tiên kể từ năm 2019 đã trình diễn một loạt tên lửa tầm ngắn siêu thanh như KN-23, những tên lửa này sẽ là bệ phóng cực mạnh cho các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật. Pháo binh Bắc Triều Tiên với các loại pháo phản lực cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân đủ sức để tấn công các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc trên phần lớn Bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên kể từ năm 2019 đã trình diễn một loạt tên lửa tầm ngắn siêu thanh như KN-23, những tên lửa này sẽ là bệ phóng cực mạnh cho các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật. Pháo binh Bắc Triều Tiên với các loại pháo phản lực cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân đủ sức để tấn công các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc trên phần lớn Bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook đã tuyên bố "Hiện tại, quân đội của chúng tôi sở hữu số lượng lớn bao gồm nhiều loại tên lửa đã được cải thiện đáng kể về tầm bắn, độ chính xác và uy lực, chúng có khả năng tấn công chính xác và nhanh chóng bất kỳ mục tiêu nào ở Bắc Triều Tiên”.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook đã tuyên bố "Hiện tại, quân đội của chúng tôi sở hữu số lượng lớn bao gồm nhiều loại tên lửa đã được cải thiện đáng kể về tầm bắn, độ chính xác và uy lực, chúng có khả năng tấn công chính xác và nhanh chóng bất kỳ mục tiêu nào ở Bắc Triều Tiên”.
Những lời phát biểu trên đã bị bà Kim Yo Jong chỉ trích là "những nhận xét ngớ ngẩn, liều lĩnh" và là dấu hiệu của "sự đối đầu điên cuồng chống lại CHDCND Triều Tiên". Theo các chuyên gia, việc đưa ra những nhận xét liều lĩnh như “tấn công phủ đầu” nhằm vào một quốc gia hạt nhân, chẳng khác gì một sự dũng cảm thiếu khôn ngoan không có lợi cho Hàn Quốc.
Những lời phát biểu trên đã bị bà Kim Yo Jong chỉ trích là "những nhận xét ngớ ngẩn, liều lĩnh" và là dấu hiệu của "sự đối đầu điên cuồng chống lại CHDCND Triều Tiên". Theo các chuyên gia, việc đưa ra những nhận xét liều lĩnh như “tấn công phủ đầu” nhằm vào một quốc gia hạt nhân, chẳng khác gì một sự dũng cảm thiếu khôn ngoan không có lợi cho Hàn Quốc.
“Chúng tôi coi sự đối đầu điên cuồng của ông ấy là vấn đề nghiêm túc và không thể không xem xét lại. Hàn Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng vì hành động dại dột của anh ta”, bà Kim Yo Jong nói thêm.
“Chúng tôi coi sự đối đầu điên cuồng của ông ấy là vấn đề nghiêm túc và không thể không xem xét lại. Hàn Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng vì hành động dại dột của anh ta”, bà Kim Yo Jong nói thêm.
Các dấu hiệu về khả năng “tấn công” của Hàn Quốc được đưa ra khi các lực lượng vũ trang nước này đầu tư vào việc phát triển các loại tên lửa tấn công của mình, chúng đã được cải thiện với những tiến bộ trong loạt tên lửa hành trình và đạn đạo Hyunmoo, cùng với sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 được trang bị tên lửa hành trình boongke.
Các dấu hiệu về khả năng “tấn công” của Hàn Quốc được đưa ra khi các lực lượng vũ trang nước này đầu tư vào việc phát triển các loại tên lửa tấn công của mình, chúng đã được cải thiện với những tiến bộ trong loạt tên lửa hành trình và đạn đạo Hyunmoo, cùng với sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 được trang bị tên lửa hành trình boongke.
Hai miền Triều Tiên đại diện cho hai cường quốc hàng đầu thế giới về khả năng tên lửa, những năm gần đây Triều Tiên đã tập trung rất nhiều vào việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo đủ sức để tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ và đe dọa cả các trung tâm dân sự.
Hai miền Triều Tiên đại diện cho hai cường quốc hàng đầu thế giới về khả năng tên lửa, những năm gần đây Triều Tiên đã tập trung rất nhiều vào việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo đủ sức để tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ và đe dọa cả các trung tâm dân sự.
Trong khi đó, những người ở Hàn Quốc lại chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Triều Tiên. Tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất đóng vai trò trung tâm trong phòng thủ của Triều Tiên do nước này không có lực lượng không quân hiện đại, với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 cấm nước này mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài.
Trong khi đó, những người ở Hàn Quốc lại chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Triều Tiên. Tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất đóng vai trò trung tâm trong phòng thủ của Triều Tiên do nước này không có lực lượng không quân hiện đại, với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 cấm nước này mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài.
Kể từ đầu năm 2022 đến hiện tại, Triều Tiên đã tiến hành 12 vụ phóng tên lửa và nước này đã đạt được nhiều kết quả hơn mong đợi, khiến giới chuyên gia quân sự thế giới phải giật mình trước những tiến bộ trong phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Kể từ đầu năm 2022 đến hiện tại, Triều Tiên đã tiến hành 12 vụ phóng tên lửa và nước này đã đạt được nhiều kết quả hơn mong đợi, khiến giới chuyên gia quân sự thế giới phải giật mình trước những tiến bộ trong phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Cũng chính vì những vụ phóng tên lửa, cùng với sự thay đổi chính quyền của chính phủ Hàn Quốc đã dấn đến những phát ngôn gây căng thẳng trong vấn đề ngoại giao giữa hai miền Triều Tiên, trực tiếp đe dọa đến an ninh trong khu vực.
Cũng chính vì những vụ phóng tên lửa, cùng với sự thay đổi chính quyền của chính phủ Hàn Quốc đã dấn đến những phát ngôn gây căng thẳng trong vấn đề ngoại giao giữa hai miền Triều Tiên, trực tiếp đe dọa đến an ninh trong khu vực.

GALLERY MỚI NHẤT