Triều Tiên bỏ rơi Trung Quốc, quay sang Nga

(Kiến Thức) - Bình Nhưỡng đưa ra sắc lệnh lưu hành nội bộ lên án Tập Cận Bình và “giấc mơ Trung Quốc” trong khi có những động thái nghiêng về phía Nga.

Triều Tiên bỏ rơi Trung Quốc, quay sang Nga
Trang New Focus International đưa tin, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đưa ra một sắc lệnh nội bộ vào cuối tháng 4/2014 chỉ thị các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”.
Trung Quốc – từ đồng minh thành kẻ thù
“Trước đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc là người đồng chí cách mạng (với Triều Tiên). Nhưng ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình mang phong cách ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa và do đó đặt tiền lên trước lý tưởng”, sắc lệnh nội bộ của Bình Nhưỡng khẳng định.
Sắc lệnh này cũng cáo buộc Trung Quốc “cùng thuyền với những tên đế quốc và có cùng giấc mơ với chúng”, ám chỉ tới việc Bắc Kinh phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
New Focus International cho biết trong một sắc lệnh đi kèm, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên chỉ thị các công ty thương mại giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường giao thương với Nga cùng các quốc gia châu Âu khác. Cũng theo sắc lệnh này, vào năm 2000 và 2002, cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il cũng đưa ra các sắc lệnh tương tự nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của Bình Nhưỡng vào Trung Quốc.
Ông Jang Song-Thaek, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị xử tử, có các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ông Jang Song-Thaek, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị xử tử, có các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. 
Hiện chưa có bằng chứng xác minh báo cáo trên, tuy nhiên trang New Focus International có các nguồn tin từ nội bộ chính quyền Triều Tiên. Báo cáo này cũng phù hợp với xu thế hiện nay trong mối quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên và Nga – Triều Tiên. 
Hồi tháng Ba, tờ Diplomat cho hay Triều Tiên đã treo các tấm biển lên học viện quân sự của nước này, gọi Trung Quốc là một “kẻ phản bội và là kẻ thù của chúng ta”.
Cuối năm 2013, ông Jang Song-Thaek -vị chú quyền lực của Kim Jong-un, đã bị khai trừ khỏi chính quyền Triều Tiên và bị xử tử. Ông Jang được cho là người thân cận với Trung Quốc, đặc biệt về mặt kinh tế và một trong các cáo buộc tội danh với ông có liên quan tới hoạt động làm ăn của ông với Trung Quốc.
Nga “thế chân” Trung Quốc ở Triều Tiên
Trong bối cảnh mối quan hệ Trung – Triều đang sa sút thì Triều Tiên tăng cường mối quan hệ với Nga. Trong tháng 4/2014, Nga tuyên bố xóa 90% nợ của Triều Tiên từ hồi Chiến tranh lạnh và đưa ra các điều khoản thanh toán có lợi cho Bình Nhưỡng đối với 10% còn lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam. 
Chỉ vài ngày sau khi bản báo cáo trên được công bố, Nga và Triều Tiên đã tổ chức hội đàm về “Ủy ban liên chính phủ về hợp tác Thương mại, Kinh tế, Khoa học và Kĩ thuật”. Hai bên đã thông báo về một loạt thỏa thuận và nếu được thực thi, các thỏa thuận sẽ giúp quan hệ thương mại Nga – Triều tăng lên mạnh mẽ.
Theo hãng tư vấn KGS Night Watch, thỏa thuận Nga – Triều cho thấy Nga đang dần thay thế vị trí của Trung Quốc đối với Triều tiên trong nhiều mặt.
“Điều nổi bật nhất là các thỏa thuận về thương mại và phát triển (Nga – Triều) giống các dự án mà ông Jang Song-Thaek đã dàn xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong-un đã quyết định thực hiện các thỏa thuận tương tự nhưng với người Nga”, báo cáo của Night Watch nhận xét.
Ngay cả Bộ trưởng Bộ phát triển Viễn Đông Nga Alexander Galushka cũng nhận xét về các thỏa thuận này rằng: “Chính phủ Triều Tiên đã dành các thỏa thuận cho riêng các doanh nghiệp Nga và tính đến nay các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, vẫn chưa được hưởng nhiều lợi như vậy”.

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?

(Kiến Thức) - Trước những lùm xùm tổn tại giữa hai miền Triều Tiên, liệu rằng giấc mơ thống nhất có sớm được hiện thực hóa?

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?
Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.

Trung Quốc vô lối vu cáo Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc

(Kiến Thức) - TQ gửi các tài liệu liên quan đến vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đến Liên Hiệp Quốc nhằm vu cáo Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc vô lối vu cáo Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc
Hãng tin AP đưa tin, Phó đại sứ Trung Quốc Wang Min vừa gửi văn bản về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) tại Biển Đông tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào ngày 9/6, với luận điệu xuyên tạc, cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng bất hợp pháp với hoạt động khoan thăm dò của công ty Trung Quốc và đề nghị chuyển các giấy tờ này đến 193 thành viên khác của LHQ.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những thế, Trung Quốc còn gửi nhiều tàu máy bay bảo vệ, bao gồm cả tàu quân sự tới khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu Trung Quốc đã có hành vi hung hăng cố ý đâm vào tàu chấp pháp Việt Nam tới thi hành công vụ.

Mỹ sẽ dạy cho TQ bài học nếu cần thiết?

(Kiến Thức) - Mỹ bóng gió sẽ dạy TQ bài học bằng vũ lực nếu nước này không tôn trọng luật pháp quốc tế và đe dọa đồng minh của Mỹ.

Mỹ sẽ dạy cho TQ bài học nếu cần thiết?
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng vừa đăng tải bài viết của ông Deng Yuwen - nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh và ông Jonathan Sullivan - phó giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc. Theo đó, phản ứng của Trung Quốc đối với chiến thuật "kiềm chế" của Mỹ sẽ quyết định cách xung đột được giải quyết.
Dưới đây là nội dung bài viết được Kiến Thức lược dịch:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.