Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.
Hình ảnh về cuộc chiến tranh liên triều năm 1950-1953. |
Chúng ta còn phải kể tới yếu tố văn hóa. Đây có lẽ là cội nguồn sâu xa nhưng khá chắc chắn để hi vọng một ngày hai miền sẽ thống nhất. Họ cùng chung ngôn ngữ, một nền văn hóa truyền thống, hành vi ứng xử xã hội và còn nhiều thứ nữa.
Tuy nhiên, chính biến cố xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 đã củng cố thêm nhận định rằng, việc thống nhất hai miền sẽ khó trở thành hiện thực. Giờ đây, trên cùng một bán đảo, hai quốc gia khác nhau đi theo hai thể chế chính trị hoàn toàn đối nghịch đã tồn tại song song.
Mặc dù trong quá khứ hay hiện tại, lãnh đạo của hai nước liên tục đưa ra lời cam kết về những nỗ lực để hàn gắn Nhưng, hãy nhìn thực tế để đánh giá về các nỗ lực đó của đôi bên. Thậm chí, một cuộc chiến tranh quân sự đã nổ ra giữa hai miền, bắt đầu từ năm 1950. Dù đã dịu nhẹ đi ít nhiều, cuộc xung đột quân sự này vẫn còn kéo dài âm ỉ cho tới ngày nay. Theo những quốc gia từng xảy ra nội chiến như Mỹ, Tây Ban Nha hay Ireland, sẽ mất nhiều thời gian hơn để “chữa lành vết thương” giữa hai miền.
Liệu hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất trong một ngày không xa? |
Một ví dụ về sự chia cắt hai miền điển hình trong lịch sử thế giới: trường hợp của Đông Đức và Tây Đức. Tuy rằng bị phân chia ranh giới bởi bức tường Berlin kiên cố, nhưng hai bên vẫn chưa bao giờ bị chia cắt thành hai nhà nước riêng biệt như Hàn Quốc và Triều Tiên. Sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, nhà nước Đông Đức cũng bị lụi tàn theo. Và cuối cùng, sau bao nỗ lực từ hai phía, một nước Đức thống nhất đã ra đời, chấm dứt hoàn toàn cảnh chia lìa.
Quay trở lại trường hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc, sau khi quân đội Liên Xô và Trung Quốc rút hoàn toàn vào năm 1958, CHDCND Triều Tiên đã tự mình tiếp quản đất nước, nhưng họ lại duy trì một chính sách khá cực đoan: tiến hành những đòn trả thù nhắm vào Hàn Quốc và Mỹ.
Để thực hiện điều đó, Triều Tiên đã thực thi những chính sách khá bạo lực. Nếu mong muốn hai miền thống nhất, các biện pháp mềm mỏng, hợp lý sẽ giúp điều đó sớm trở thành hiện thực.
Trước những thực tế nêu trên, liệu rằng giấc mơ thống nhất giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên có sớm được hiện thực hóa?