Chiều 30/9, ông Lê Quang Mạnh - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Sở, ban ngành và Chủ tịch UBND quận, huyện khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp khẩn cấp chủ động phòng ngừa, ứng phó với diễn biến của triều cường và đảm bảo an toàn về người, tài sản và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhiều phương tiện chết máy khi lưu qua tuyến đường ngập nước. |
Triều cường đạt đỉnh ở Cần Thơ, gây ngập sâu các tuyến phố trong nội đô. |
Đỉnh triều cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đo được sáng 30/9, đạt mức 2,25 m, cao hơn mức báo động III từ 0,25 đến 0,30 m.
Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều vào lúc sáng sớm từ 6-8h và chiều tối lúc 17-19h.
Tuyến người Nguyễn Văn Cừ ngập nặng vào sáng 30/9. |
Theo ông Nguyễn Quí Ninh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, đến sáng 30/9, mực nước ghi nhận đã lên mức 2,25m, cao hơn báo động III là 0,35 m và cũng là mực nước cao nhất từng xuất hiện tại thành phố, vượt qua đỉnh triều cao nhất từng được ghi nhận vào năm 2018 là 2,23 m.
Hoạt động kinh doanh của người dân bị ảnh hưởng. |
Quán ăn tại khu vực Cồn Khương bị ngập sâu trong nước. |
Chiều 30/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ đã có thông báo về việc cho học sinh nghỉ học trong những ngày triều cường đầu tháng 9 (AL), đạt đỉnh.
Theo thông báo của Sở, các phòng giáo dục quận, huyện và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế chủ động cho học sinh nghỉ học 1 ngày (1/10), sau đó bố trí kế hoạch cho học sinh học bù.
Khu vực ngã tư Cách Mạng Tháng 8 giao nhau với Nguyễn Văn Cừ bị ngập. |
Còn tại Vĩnh Long, ông Lưu Nhuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Long cho biết triều cường trong ngày 29 và 30/9 kết hợp với nước lũ, gây ngập các tuyến đường trong nội ô TP Vĩnh Long.
Đây là đợt triều cường lịch sử nhất, tỉnh từng ghi nhận. Mực nước đo được là 2,18 m, cao hơn đợt ngập năm rồi 31 cm.
Tuyến quốc lộ 1, qua Vĩnh Long bị nhập trong nước. |