Triệu chứng chính căn bệnh giết ít nhất 50 nghìn người mỗi năm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, căn bệnh kỳ lạ này có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Triệu chứng chính căn bệnh giết ít nhất 50 nghìn người mỗi năm
Theo Express.co.uk, ký sinh trùng trypanosoma gây ra bệnh trypanosomiasis ở châu Phi hay còn gọi là bệnh ngủ ở người.
Bệnh này lây nhiễm qua vết đốt của ruồi tsetse. Ruồi tsetse vận chuyển ký sinh trùng trypanosoma từ người sang người hay từ gia súc sang người trong quá trình hút máu. Bệnh tiến triển nặng sẽ gây viêm màng não và cuối cùng là hôn mê và/hoặc tử vong.
Trieu chung chinh can benh giet it nhat 50 nghin nguoi moi nam
Ruồi tsetse truyền bệnh. Ảnh: Getty.  
Người ta ước tính có 60 đến 70 triệu người ở 36 quốc gia châu Phi cận Sahara có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Hiện tại không có vắc xin hoặc thuốc nào ngăn ngừa bệnh trypanosomosis châu Phi. Tuy nhiên, một loại thuốc thử nghiệm mới có tên là acoziborole có thể loại trừ căn bệnh này.
Có bốn triệu chứng chính cần chú ý nếu bạn có thể mắc phải căn bệnh kỳ lạ này. Đó là mệt mỏi, sốt cao, đau đầu và đau cơ.
Tuy nhiên, mọi người có thể bị nhiễm bệnh trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng chính nào.
Khi các triệu chứng xuất hiện, điều đó thường có nghĩa là hệ thống thần kinh trung ương đã bị ảnh hưởng. Đến thời điểm này, tình trạng suy giảm tinh thần, co giật và đi lại khó khăn cũng có thể bắt đầu biểu hiện.
Khi không được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh ngủ châu Phi là gần 100%. Người ta ước tính có khoảng 50.000 đến 500.000 người chết vì căn bệnh này mỗi năm.
Có hai loại bệnh ngủ - Tây Phi, chủ yếu lây nhiễm cho người, và Đông Phi, chủ yếu lây nhiễm cho động vật.
Nếu không được điều trị, bệnh ngủ Tây Phi có thể gây tử vong trong vòng ba năm. Bệnh ngủ Đông Phi gây tử vong nhanh hơn - trong vòng vài tháng - nhưng chỉ chiếm 2% số ca mắc bệnh ở người tại lục địa này.
Hiện tại chưa có vắc xin hay thuốc để phòng bệnh và phương pháp tốt nhất là tránh ruồi tsetse bằng cách không nên mặc quần áo sáng màu hoặc quá tối màu, đồng thời tránh xa những bụi cây nơi ruồi tsetse sinh sống,...

>>> Mời độc giả xem thêm video: Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết

Nguồn video: THĐT

Cô gái 22 tuổi bị dị tật bẩm sinh phức tạp

Bệnh nhân là một cô gái 22 tuổi, nhưng chỉ cao 135cm và nặng 30 kg. Cô không có hậu môn, âm đạo và bị tử cung đôi. Bệnh nhân đã từng trải qua 15 lần phẫu thuật.

Cô gái 22 tuổi bị dị tật bẩm sinh phức tạp

Thông tin từ Bệnh viện Từ Dũ cho biết, từ lúc chào đời, bệnh nhân có nhiều bất thường như không có hậu môn, không có âm đạo và tử cung đôi. Đây cũng là một trường hợp hiếm gặp với các bất thường liên quan đến dị tật bẩm sinh mà giới chuyên môn gọi là “tồn tại ổ nhớp”.

Co gai 22 tuoi bi di tat bam sinh phuc tap
Ê kíp mổ của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện ca mổ cho một bệnh nhân đặc biệt, nhiều dị tật bẩm sinh. Ảnh: Bệnh viện Từ Dũ
Khi còn nhỏ, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiến hành phẫu thuật mở hậu môn tạm ra da.

Mắc bệnh lạ, cô gái trẻ có thể tử vong khi...cười

Một cô gái 27 tuổi ở Anh mắc hội chứng hiếm gặp, khiến cô có thể tử vong vì xúc động mạnh, đổ mồ hôi hoặc cười lớn.

Mắc bệnh lạ, cô gái trẻ có thể tử vong khi...cười
Mirror đưa tin, Natasha Coates đến từ Nottingham (Anh) mắc một chứng rối loạn hiếm gặp khiến cô bị ngứa, sưng tấy và đau nửa đầu. Cô đã phải nhập viện hơn 500 lần.
Chứng rối loạn miễn dịch này khiến cơ thể Natasha có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ra bởi bất cứ điều gì đơn giản như đổ mồ hôi hoặc cười.

Hậu Covid-19, nhiều bệnh nhân bị chết xương, hoại tử dần vùng đầu mặt

Sau khi mắc Covid-19, hàng loạt trường hợp bị cốt tủy viêm xương vùng đầu mặt, gây hoại tử nặng, trong đó 2 ca đã tử vong.

Hậu Covid-19, nhiều bệnh nhân bị chết xương, hoại tử dần vùng đầu mặt

Một bệnh nhân 60 tuổi (Tây Ninh) không may bị hội chứng “chết xương” hiếm gặp trong y khoa.

Hau Covid-19, nhieu benh nhan bi chet xuong, hoai tu dan vung dau mat
Một bệnh nhân 60 tuổi (Tây Ninh) không may bị hội chứng “chết xương” hiếm gặp trong y khoa vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống.
Bệnh nhân cho biết, vào tháng 12/2021 sau khi mắc Covid-19, bà bắt đầu sưng mắt trái và được phẫu thuật xoang ở một bệnh viện tại huyện Củ Chi. 3 tháng sau, tình trạng nặng nề hơn, sưng mặt nhiều, rò mủ ở trán và hàm trên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.