Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hàng chục tỷ đồng

Công an tỉnh Bắc Giang vừa tạm giữ hình sự 5 đối tượng để điều tra về hành vi đánh bạc trái phép qua không gian mạng, thu giữ hàng chục tỷ đồng.

Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hàng chục tỷ đồng
Ngày 10/8, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa đã bắt quả tang đối tượng Đào Ngọc Quân (SN 1990, trú tại thôn Song Khê 1, xã Song Khê, thành phố Bắc Giang) về hành vi mua bán tiền ảo để đánh bạc trên ứng dụng trò chơi điện tử R88 cho nhiều đối tượng khác.
Tang vật thu giữ gồm: 106 triệu đồng, một máy tính và 04 điện thoại di động phục vụ cho các giao dịch.
Triet pha duong day danh bac qua mang quy mo hang chuc ty dong
Tang vật cơ quan công an thu giữ. 
Theo tài liệu điều tra, từ cuối năm 2020 cho đến nay, qua ứng dụng trò chơi điện tử R88, đối tượng Đào Ngọc Quân đã thực hiện hành vi mua bán tiền ảo để nạp vào tài khoản R88. Thông qua ứng dụng này người chơi cá cược ăn tiền với tổng số tiền giao dịch khoảng 12 tỷ tiền ảo R88 (quy đổi ra khoảng 10 tỷ đồng).
Việc mua bán tiền ảo của các đối tượng được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng.
Đấu tranh mở rộng điều tra, lực lượng chức năng vận động, tiếp nhận 4 đối tượng gồm: Đào Mạnh Tuấn (SN 1991), Đào Ngọc Quý (SN 1990), cả hai cùng trú tại thôn Song Khê 2 (xã Song Khê, TP Bắc Giang); Đặng Văn Chín (SN 1996, ở thôn An Thịnh, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Công Anh (SN 1996, ở thôn Đồng Sau, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc). Các đối tượng trên bị tạm giữ về hành vi đánh bạc trái phép.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Bắc Giang tiếp tục điều tra, làm rõ.
>>> Mời quý độc giả xem video: An Giang: Trốn dịch lên đồi đánh bạc, 8 đối tượng bị bắt quả tang

Nguồn: THĐT

Những người đàn bà đi sau lưng ngựa

Đàn bà Mông quan niệm lấy chồng thì phải thương chồng hơn thương tấm thân mình, vì chồng mà sống. Thế nên người mẹ đi sau lưng ngựa đưa chồng say khướt trở về sau mỗi buổi chợ phiên.

Những người đàn bà đi sau lưng ngựa
Lên các chợ phiên và bản làng ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), nhiều người miền xuôi và khách du lịch phương Tây rất ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông say khướt nằm chèo queo bên vệ đường, bên cạnh là người vợ nhẫn nại ngồi che ô cho chồng, chờ chồng tỉnh rượu để dìu về bản. Hay hình ảnh người chồng say rượu nằm vắt vẻo trên lưng ngựa, phía sau là người vợ đeo lù cở (gùi) nắm đuôi ngựa lặng lẽ bước về nhà.
Hình ảnh này được các du khách thu vào ống kính máy ảnh, tạo nên một nét chấm phá độc đáo cho bức tranh văn hóa vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Những thảm án kinh hoàng khi hàng xóm “nói chuyện với nhau bằng dao“

Xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, đời thường trong cuộc sống hay những nghi ngờ, tranh chấp đất đai... mà nhiều đối tượng đã ra tay sát hại nhẫn tâm hàng xóm của mình khiến dư luận phẫn nộ.

Những thảm án kinh hoàng khi hàng xóm “nói chuyện với nhau bằng dao“
Nhung tham an kinh hoang khi hang xom “noi chuyen voi nhau bang dao“

Cả nhà bị hàng xóm chém từ chiếc cổng kêu to: Ngày 8/9, do mâu thuẫn từ chiếc cổng sắt nhà ông Nguyễn Viết Chung (SN 1947, huyện Việt Yên, Bắc Giang) khi đóng cửa phải dùng búa đập vào cổng để đóng chặt lại và gây ra tiếng ồn. Bực tức, Nguyễn Hữu Phú (SN 1968, hàng xóm) đâm chết ông Chung, bà Phan Thị Sậu (SN 1951 vợ ông Chung) bị Phú đâm trọng thương.

Giấy đi đường kèm xác nhận phường: Gian nan giấy phép nhỏ - to

Sáng ngày 10/8, UBND TP Hà Nội đã hủy quy định giấy đi đường phải có xác nhận của phường sau khi nhận nhiều phản hồi từ người dân cho rằng quy định quá nhiêu khê, nhiều thủ tục giấy phép "con".

Giấy đi đường kèm xác nhận phường: Gian nan giấy phép nhỏ - to

Đi xin giấy rồi về tay không

Sau khi Hà Nội có văn bản yêu cầu giấy đi đường phải được sự xác nhận của UBND xã, phường nơi công ty, đơn vị đặt trụ sở hoạt động, sáng 9/8, anh Nguyễn Tuấn Anh (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) lập tức tìm đến UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (địa bàn công ty anh đặt trụ sở làm việc) để xin dấu xác nhận. Tuy nhiên, vừa đến nơi, anh Tuấn Anh sững sờ vì cán bộ yêu cầu phải có giấy đăng ký kinh doanh của công ty và nhiều giấy tờ khác, trong khi anh chỉ là một trong hàng chục nhân viên của công ty đang.

Anh Tuấn Anh cho biết, công ty đã tạm dừng hoạt động 3 tháng nay vì dịch COVID-19, lãnh đạo chỉ bố trí 2 nhân sự đến công ty thay nhau trực an ninh và phòng cháy chữa cháy. Các bộ phận hành chính, nhân sự đã nghỉ làm việc tại nhà, lãnh đạo thì khó gặp trong mùa dịch thì sao có dấu đỏ và ký trực tiếp.

"Khi tôi ra UBND phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, họ yêu cầu bắt buộc phải có các loại giấy tờ như: Giấy giới thiệu, giấy đăng ký kinh doanh, danh sách phân công lịch làm việc, phương án phòng chống dịch tại công ty, hợp đồng lao động của từng người, giấy đi đường theo mẫu và chứng minh thư. Trong khi tôi chỉ có giấy đi đường được cơ quan cấp trước đó nên đành ngậm ngùi về nhà và báo cáo xin nghỉ việc hôm nay rồi tính tiếp" - anh Tuấn Anh nói.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to
 Người dân kéo đến UBND phường Yên Hòa để xin xác nhận giấy đi đường.

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại trụ sở UBND phường Yên Hoà (quận Cầu Giấy), khoảng 15h30 ngày 9/8, có khoảng 60 người dân đứng chờ để xin dấu xác nhận vào mẫu giấy đi đường. Để đảm bảo phòng dịch, phường Yên Hòa chỉ cho 5 người mỗi đợt vào bên trong khuôn viên.

Ngay cổng trụ sở phường Yên Hoà có dán một mẩu giấy nhỏ hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy đi đường. Trong đó về mặt hồ sơ pháp lý, các đơn vị cần giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh (nếu có). Người đến làm thủ tục còn phải mang theo phương án phòng chống dịch của đơn vị và kế hoạch hoạt động với các thông tin của những người liên quan như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin giấy tờ tùy thân, số điện thoại, địa chỉ cư trú... Những thông tin này phải có xác nhận của đơn vị. Cùng với đó là hợp đồng lao động, chứng minh nhân dân của người lao động cùng giấy xác nhận đi đường.

Chị Nguyễn Thu Giang, nhân viên pháp chế của một công ty chuyển phát có trụ sở tại phường Yên Hòa, cho biết tới làm giấy đi đường cho hơn 100 nhân viên. Lúc hơn 16h, chị Giang vẫn chưa thể vào bên trong trụ sở phường vì lượng người tới đông. "Tôi đã chờ gần một giờ đồng hồ, cũng chưa biết là có làm được trong ngày hôm nay không" - chị Giang chia sẻ.

Ngồi bệt ở bậc thềm, chị Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Chibi Việt Nam cho hay, sáng cùng ngày chị ra trụ sở phường, nhưng phải quay trở về vì không chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết. Tới buổi chiều, khi phường có hướng dẫn cụ thể chị mới hoàn tất thủ tục: "Hiện chúng tôi cũng chỉ biết nộp hồ sơ chứ không biết có được hay không, vẫn phải chờ đợi" - chị Thùy nói.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Trong văn bản mới này, TP Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình giấy đi đường theo mẫu kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị... Điều này đã gây nên nhiều bất cập trong người dân, vì Công điện số 18 được ban hành vào tối Chủ nhật (ngày 8/8) và được áp dụng ngày ngày thứ Hai sáng hôm sau (ngày 9/8) nên nhiều người chưa nắm được quy định.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to-Hinh-2
Mẫu giấy đi đường kèm chỉ đạo mới gây khó khăn cho người đi đường. Ảnh: Zing
Coi chừng phản tác dụng

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.