Triển vọng nào cho ngành ngân hàng trong năm tới?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng là một trong nhóm ngành được nhiều nhà đầu tư quan tâm, vậy triển vọng ngành này như thế nào trong năm 2024?

Giải đáp câu hỏi trên, Hoàng Việt Phương - Giám đốc SSI Research chia sẻ: "Trong suốt giai đoạn vừa rồi, chúng ta đã chờ sự phục hồi của nhóm ngân hàng dẫn dắt toàn thị trường, chờ từ năm ngoái đến hiện tại vẫn chưa thấy đến và cũng chưa rõ khi nào mới đến. Tỷ trọng ngành ngân hàng chiếm khoảng 30% vốn hoá toàn thị trường nên kỳ vọng này là hợp lý."

Tuy nhiên, nếu nhìn triển vọng của ngành tôi thấy vừa có điểm tốt vừa có điểm xấu. Điểm tốt là hiện nay chúng ta đang có những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất niêm yết trên thị trường.

Những ngân hàng được đánh giá cao hơn ở đây là nhóm có lợi nhuận tăng trưởng 2,5% trong quý 3, trong khi những ngân hàng còn lại có mức giảm lợi nhuận là 21%. Số liệu này cũng cho thấy rằng nếu chỉ nhìn mức trung bình không thể hiện đúng bức tranh của toàn hệ thống.

Do đó, vẫn có cơ sở để chúng ta tìm được những ngân hàng tốt, có khả năng bứt phá được trong thời điểm khó khăn nhất.

Điểm tốt tiếp theo là dự báo ngành ngân hàng có thể tăng trưởng lợi nhuận 17% trong năm 2024. Vậy trong bối cảnh năm nay rất xấu thì đâu là cơ sở để ngành này đạt được mức tăng 17% trong năm sau?

Dự báo này đến từ giả định rằng tăng trưởng tín dụng năm sau khá hơn năm nay, đặc biệt là kỳ vọng nửa cuối năm sau khi kinh tế thế giới phục hồi, xuất khẩu tăng rõ ràng hơn, tạo nhiều công ăn việc làm, chi tiêu tiêu dùng đẩy mạnh trở lại,... giúp cho triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn.

Yếu tố thứ hai là biên lãi thuần (NIM), gần như được hiểu là biên lợi nhuận của ngân hàng. Chỉ tiêu này trong năm nay chịu áp lực lớn khi chi phí đầu vào lớn thì kỳ vọng rằng áp lực năm sau sẽ giảm dần do mức trung bình lãi suất sẽ thấp hơn.

Yếu tố cuối cùng là thu nhập từ phí của ngân hàng năm nay rất yếu, tạo cơ sở cho năm sau là các ngân hàng sẽ thu phí tốt hơn từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thu từ phí bảo hiểm. Đấy là động lực để giúp cho các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt có thể duy trì được mức tăng trưởng vượt trội.

Trien vong nao cho nganh ngan hang trong nam toi?
 Triển vọng nào dành cho ngành ngân hàng vào năm tới?

Tổng thu nhập của ngân hàng tốt hơn trong năm sau

Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc phân tích VDSC cũng cho rằng dư nợ tín dụng trên tổng GDP của Việt Nam hiện trên 120%, điều này cho thấy sự phụ thuộc lớn của nền kinh tế vào ngân hàng. Vì vậy, sức khoẻ của ngành kinh tế có sự ảnh hưởng nhất định tới ngành ngân hàng.

Vì điều này nên VDSC sẽ có cách tiếp cận khác về cổ phiếu ngân hàng. Có những giai đoạn cần tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng, có giai đoạn tập trung vào chất lượng tài sản.

Chất lượng tài sản của ngân hàng đa số đến từ nợ vay. Dư nợ của các ngân hàng niêm yết chiếm 60-70% chưa bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, có nghĩa là mức rất cao. Khi chất lượng bị suy giảm thì chi phí dự phòng của các ngân hàng sẽ gia tăng. Trong giai đoạn bình thường, chi phí dự phòng chiếm trên 20% thu nhập các ngân hàng kiếm được. Do vậy chất lượng tài sản là yếu tố VDSC quan tâm.

Khi phân tích sẽ thấy tăng trưởng lợi nhuận quý 3 yếu. Tuy nhiên, điểm chung NIM bị ảnh hưởng là yếu tố lớn nhất làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Yếu tố thứ hai là chi phí hoạt động, yếu tố khác là thu nhập dịch vụ và thu nhập ngoài lãi. Đây là những nguồn thu nhập có tương quan nhất định trong sự chuyển động của nền kinh tế. Ngoài ra, yếu tố đóng góp tích cực lớn nhất vào tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng là tài sản sinh lãi hay tăng trưởng dư nợ cho vay của các ngân hàng.

Về chi phí dự phòng có sự phân hoá, đối với một số ngân hàng chi phí dự phòng giảm đóng góp tích cực. Ngược lại chi phí dự phòng tăng ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng. Chi phí tín dụng đang ảnh hưởng lớn tới ngân hàng nhóm 2. Trong khi các nhóm còn lại đang có sự phân hoá.

CASA và NIM của ngân hàng sau giai đoạn sụt rất mạnh, CASA tạo đáy trong quý 1 và phục hồi trong quý 2. Trong quý 3, NIM của các ngân hàng vẫn đi ngang cho thấy hiệu ứng của việc huy động lãi suất cao vào cuối 2022 đã bắt đầu được tiêu hoá dần. Các ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh được lãi suất vay.

Tuy nhiên VDSC kỳ vọng mức độ phục hồi NIM sẽ vừa phải. Năm nay, các ngân hàng đang nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính sách. CASA hay NIM hay tăng trưởng tín dụng sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế trong năm sau. Với những kỳ vọng về việc nền kinh tế năm tới tốt hơn thì tổng thu nhập của các ngân hàng sẽ tốt hơn năm sau.

Thống đốc: Lãi suất cho vay về trước dịch COVID-19, tín dụng vẫn tăng chậm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết tín dụng vẫn tăng chậm, cập nhật đến ngày 27/10 tăng 7,1% so với cuối năm 2022.

Thong doc: Lai suat cho vay ve truoc dich COVID-19, tin dung van tang cham

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình. Ảnh Quốc hội

Phát biểu giải trình, làm rõ các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 1/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác.

STB có gì 'hot' để Dragon Capital mạnh tay gom hàng?

(Vietnamdaily) - Chưa đầy một tháng, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 21,4 triệu cổ phiếu STB khi thị giá đang dần phục hồi. 

Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã mua tổng cộng 4 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong phiên 6/11.

Cụ thể, CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua thêm 1 triệu đơn vị.

Sau giao dịch, cả nhóm Dragon Capital đã tăng sở hữu từ 110,08 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,83%) lên 114,08 triệu đơn vị (tỷ lệ 6,05%). Ước tính Dragon Capital đã chi ra khoảng 120 tỷ đồng để mua thêm số cổ phiếu trên.

Gần đây, Dragon Capital liên tục gom mạnh cổ phiếu STB. Nhóm quỹ này mới trở lại làm cổ đông lớn của Sabombank sau khi mua thêm 3,5 triệu cổ phiếu ngày 19/10 qua đó nâng sở hữu từ 92,66 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,91%) lên 96,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,1%). Chưa đầy một tháng, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 21,4 triệu cổ phiếu STB.

Động thái mua thêm của nhóm quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu STB đang hồi phục trở lại sau khi điều chỉnh sâu. Đóng cửa phiên 8/11, cổ phiếu này dừng ở mức 30.000 đồng/cp, tăng 11% kể từ đầu tháng 11 nhưng vẫn thấp hơn khoảng 10% so với đỉnh 18 tháng đạt được hồi giữa tháng 9.

STB co gi 'hot' de Dragon Capital manh tay gom hang?
 STB liên tục được Dragon Capital rót vốn.

Chứng khoán Yuanta (FSC) nhận định khối lượng giao dịch STB tăng mạnh trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy trong ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động quanh đường trung bình 20 phiên trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của STB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với kỳ vọng lợi nhuận 15%, tương ứng mức giá mục tiêu ngắn hạn là 33.590 đồng/cp.

Lợi nhuận tích cực nhờ giảm chi phí dự phòng nhưng nợ xấu tăng vọt

Trong quý vừa qua, STB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, quý 3/2023, STB ghi nhận lãi trước thuế đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng tín dụng gần 66% so cùng kỳ, chỉ còn 827 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng 2023, STB ghi nhận mức tăng trưởng lãi trước thuế cao nhất toàn ngành, đạt 6.480 tỷ đồng (+54% so cùng kỳ) nhờ thu nhập lãi thuần tiếp tục duy trì tăng trưởng 45% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm hơn 43%.

Chứng khoán Agriseco đánh giá lãi trước thuế cả năm 2023 của STB có thể tiếp tục tăng trưởng so với cũng kỳ nhờ (1) tăng trưởng tín dụng đạt gần 9% từ đầu năm – cao hơn so với trung bình toàn ngành và dự kiến sớm hoàn thành hạn mức tín dụng cả năm 2023 là 11% nhờ nhu cầu các tháng cuối năm tăng trở lại;

(2) tỷ lệ NIM tiếp tục được duy trì trên 4% - thuộc top đầu ngành nhờ chi phí vốn thấp hơn; (3) chất lượng tài sản duy trì tốt nhờ tỷ lệ LDR đạt 81%, tỷ lệ SFL đạt 23,4% và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm hơn so với đầu năm 2023.

Agriseco kỳ vọng STB có khả năng ghi nhận kết quả thu hồi lớn khoảng 19.000 tỷ đồng từ việc thanh lý thành công các tài sản thế chấp (như KCN Phong Phú và 32,5% cổ phần STB tại VAMC) vào quý 4/2023 hoặc đầu năm 2024, qua đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.

Tỷ lệ P/B hiện tại của STB là 1,2x thấp hơn so với trung bình ngành 5 năm là 1,5x lần. Tuy nhiên trong tương lai, định giá này sẽ trở lên hấp dẫn hơn nhờ (1) chất lượng tài sản được cải thiện do không có rủi ro TPDN; (2) không còn áp lực trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.

Tuy vậy về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của Sacombank tăng vọt gấp 2,4 lần đầu năm, lên mức 10.387 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm lớn nhất tới 4.227 tỷ đồng, tăng 40% so đầu năm; Nợ nghi ngờ cũng gấp 4,4 lần lên 3.198 tỷ đồng; Nợ dưới tiêu chuẩn cũng không kém cạnh khi gấp 5,2 lần lên 2.962 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tăng từ mức 0,98% của đầu năm lên tới 2,2%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.