Tranh cãi việc đúc tượng rùa vàng đặt hồ Hoàn Kiếm

Ngay sau đề xuất đúc tượng rùa vàng đặt hồ Hoàn Kiếm, dân mạng tranh cãi xôn xao. Nhiều ý kiến cho rằng dựng tượng rùa là lãng phí.

Tranh cãi việc đúc tượng rùa vàng đặt hồ Hoàn Kiếm
Mới đây, trên các trang báo thông tin cho biết ông Tạ Hồng Quân- một công dân Hà Nội đã trình lên UBND thành phố Hà Nội một Đề án có tên “Đúc biểu tượng rùa vàng hồ Gươm”.
Tranh cai viec duc tuong rua vang dat ho Hoan Kiem
Tượng rùa nặng từ 6-10 tấn, chất liệu bằng đồng, vàng đang được đề xuất đặt tại Hồ Gươm 
Theo ý tưởng đề xuất, tượng rùa vàng hồ Hoàn Kiếm sẽ được thực hiện bằng chất liệu đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 mét, cao 3,5 mét và có trọng lượng khoảng 6-10 tấn đồng. Có hai phương án đặt tượng, một là tại ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng, hai là đặt tại vườn hoa nhìn sang tượng đài Lý Công Uẩn. Thời gian thực hiện tượng rùa mất khoảng hai năm. Kinh phí huy động xã hội hoá.
Ông Tạ Hồng Quân cho biết, ông đã ấp ủ ý tưởng thực hiện tượng rùa vàng hồ Hoàn Kiếm từ năm 2011 và đã bỏ công sức đi tham khảo xin ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu khoa học để hoàn thiện dần.
“Hiện tại VN đang thiếu một biểu tượng nhận diện. Nếu bạn sang Singapore thì sẽ bắt gặp biểu tượng sư tử hoá rồng, đến Pháp sẽ thấy có biểu tượng tháp Eiffel, đến Mỹ sẽ thấy tượng nữ thần tự do… Vậy còn biểu tượng nhận diện của VN là gì?” ông Quân chia sẻ.
Ngay khi đề xuất này được đăng trên các báo, rất nhiều ý kiến độc giả lên tiếng phản đối. Có người cho rằng không nên đặt thêm tượng khu vực hồ Hoàn Kiếm nữa. Có người lại cho rằng không nên chọn rùa làm biểu tượng vì nó thể hiện sự chậm chạp, trì trệ (!?). Hay đa phần cho biết, đúc tượng rùa vàng là lãng phí, trong khi nhiều nơi trên đất nước còn khó khăn.
Độc giả Luận Tá Võ viết: "Hiện nay biết bao nhiêu thứ cần phải giải quyết cho dân sinh mà chưa có tiền để giải quyết bây giờ lại đề xuất đúc tượng rùa vàng 10 tấn có quá vô cảm với người khó khăn và những bất cập như thiếu cầu cho con em vùng cao, thiếu trường học, bệnh viện thì quá tải.... Tiền nào cũng là tiền, tiền xã hội hóa cũng là tiền của dân, tôi không đồng thuận".
Tranh cai viec duc tuong rua vang dat ho Hoan Kiem-Hinh-2
Phối cảnh các phương án đặt tượng rùa tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. 
Đồng quan điểm với độc giả Luân Tá Võ, độc giả Trần Quân bày tỏ: "Tôi không thích ý tưởng tốn kém này. Theo năm tháng xuống cấp không bảo trì được thì nó càng giống rùa hơn. Theo tôi thì các bác suy nghĩ và làm gì có ích cho xã hội thì làm. Giờ đang nghèo, nợ công chồng chất. Nên đầu tư các công trình công cộng phục vụ lợi ích cần thiết trước".
Độc giả Tuấn Quốc không đồng tình chọn rùa là biểu tượng của Việt Nam: "Nếu làm biểu tượng của đất nước Việt Nam thì phải trình Chính phủ và Quốc hội. TP. Hà Nội không quyết được. Đối với biểu tượng là con rùa thì không nên, không đại diện được cho đất nước, con người Việt Nam".
Tuy nhiên trái với những ý kiến phản ứng của cư dân mạng, nhà sử học Dương Trung Quốc, người cũng góp mặt trong đề án này lại ủng hộ ý tưởng của công dân Tạ Hồng Quân. Chia sẻ với báo chí, ông Dương Trung Quốc cho biết, ý tưởng đúc tượng rùa vàng, có từ cách đây đã gần chục năm, khi Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Lúc đó, vì nhiều lý do chưa triển khai được. Tuy nhiên theo ông Dương Trung Quốc, đến thời điểm hiện tại, không gian hồ Gươm đã thay đổi, nếu đề án được thực hiện phải điều chỉnh cơ bản.
Ông Quốc cũng cho biết thêm, hiện ông cũng đang tham gia một cuộc họp về Quy hoạch không gian hồ Gươm nên việc đặt tượng rùa khổng lồ này rất khó, đặc biệt trong bối cảnh rùa hồ Gươm đã ra đi.

Rộ tin bắt được rùa vàng, bán giá 300 triệu đồng

Rộ tin bắt được rùa vàng, bán giá 300 triệu đồng

Kỳ lạ rùa “khủng” xuất hiện ở Nghệ An

(Kiến Thức) - Theo quan sát, phía trên lưng rùa có 13 mảnh, phía viền có 25 mảnh, đầu rùa vàng óng, móng vuốt sắc nhọn. Một số người đến xem cho rằng, con rùa này có thể đến 50 năm tuổi.

Kỳ lạ rùa “khủng” xuất hiện ở Nghệ An

Ngày 25/9, gia đình bà Thái Thị Năm (SN 1969, ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) bắt được một con rùa “khủng” khiến hàng trăm người dân hiếu kỳ khắp huyện đổ về xem.

Rùa “khủng” xuất hiện ở Nghệ An.
Rùa “khủng” xuất hiện ở Nghệ An.

Ngàn người đổ xô về lễ hội chợ đình Bích La

Rạng sáng mùng 3 Tết, ngàn người đổ về làng Bích La Đông, Triệu Đông (Quảng Trị) để xin lộc, xem “Thần Kim Quy” tái xuất hiện ở lễ hội.

Ngàn người đổ xô về lễ hội chợ đình Bích La
Ngan nguoi do xo ve le hoi cho dinh Bich La
Lễ hội truyền thống chợ đình Bích La đã có từ hàng trăm năm trước, với quan niệm đến lễ hội, mua bất kì thứ sản vật gì mà người dân ở đây bán - sẽ làm ăn phát đạt và gặp may mắn cả năm, nên rất nhiều du khách đến thăm, tham gia lễ hội. Tương truyền nơi hồ nước trước đình làng Bích La xưa có một con rùa vàng sinh sống.  
Ngan nguoi do xo ve le hoi cho dinh Bich La-Hinh-2
Người dân đến chợ đình Bích La, ai cũng mua "lộc", là những sản vật như lá chè, cau trầu, rau. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.