Tranh cãi trang phục Hiệu trưởng ĐH Kinh tế: Bộ GD&ĐT quy định lễ phục thế nào?

Thông tư của Bộ GD&ĐT chỉ quy định chung chung, không có chi tiết cụ thể chất liệu, màu sắc, nghi thức để thực hiện thủ tục trao bằng…

Tranh cãi trang phục Hiệu trưởng ĐH Kinh tế: Bộ GD&ĐT quy định lễ phục thế nào?
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2022 cho gần 1000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ vào ngày 29/7. Tại đây, nhà trường ra mắt bộ lễ phục đặc biệt, mang dấu ấn và thương hiệu của nhà trường. Trong đó có hình ảnh Hiệu trưởng cầm “quyền trượng”, khoác áo nhung, đeo tràng hạt... gây tranh cãi.
Nhiều ý kiến băn khoăn, Bộ GD&ĐT quy định thế nào về lễ phục tại nhà trường?
Tranh cai trang phuc Hieu truong DH Kinh te: Bo GD&DT quy dinh le phuc the nao?
Hình ảnh ông Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), mặc áo nhung, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ gây nhiều tranh cãi.  
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên.
Cụ thể, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Lễ phục bao gồm: Áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).
Văn bản này không quy định cụ thể về lễ phục liên quan đến các yếu tố chi tiết như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng mà chỉ quy định chung về nguyên tắc mặc đồng phục như sau: Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường; phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác; bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Tranh cai trang phuc Hieu truong DH Kinh te: Bo GD&DT quy dinh le phuc the nao?-Hinh-2
Trang phục của đội nghi lễ.  
Nguyên tắc mặc lễ phục phải bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo; đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp; đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học; đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo; khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Điều 5 Thông tư 26 quy định tiêu chuẩn lễ phục như sau: Áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Mũ có màu phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng. Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái. Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: Bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.
Từ đó, luật sư Cường cho rằng, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định chung chung, không có chi tiết cụ thể về chất liệu, màu sắc và cũng không có quy định chi tiết về nghi thức để thực hiện thủ tục trao bằng. Bởi vậy, không có cơ sở pháp lý để xác định Trường Đại học Kinh tế đã không tuân thủ pháp luật. Do đó, không có căn cứ để xử phạt, xử lý đối với việc sử dụng các trang phục, nghi thức như vậy.
Tranh cai trang phuc Hieu truong DH Kinh te: Bo GD&DT quy dinh le phuc the nao?-Hinh-3
 
Nói thêm về việc trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế, lãnh đạo nhà trường có dùng thêm cờ và cây gậy, luật sư Cường cho rằng, điều này khá đặc biệt và gây tranh cãi, tuy nhiên pháp luật cũng không cấm sử dụng những vật dụng đó nên rất khó để xác định hành vi này là sai phạm để xử lý.
Yêu cầu báo cáo việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng
Ngày 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế báo cáo tình hình tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp, trong đó có trang phục buổi lễ của nhà trường gây xôn xao.
Văn bản nêu, những ngày qua, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận được nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình với trang phục lễ phục mà trường ĐH Kinh tế sử dụng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên của trường năm 2022.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ đạo, đề nghị Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế báo cáo ĐH Quốc gia Hà Nội bằng văn bản về công tác tổ chức Lễ trao bằng trước ngày 2/8/2022. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo rà soát và điều chỉnh về trang phục lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.
Hãy đi đừng ngại tâm bão
Tại buổi lễ, trong trang phục gây tranh cãi, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng nhà trường gửi 4 lời tâm huyết tới những sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh gây ấn tượng.
Thứ nhất, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê mong các em hãy luôn giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thứ 2, hãy sống với lòng nhân ái.
Thứ 3, hãy hun đúc cho mình một ý chí kiên cường trong cuộc sống, một tinh thần trách nhiệm dân tộc cao cả. “…Các em hãy sống có lý tưởng, có ý nghĩa, hãy gắn mình vào sứ mệnh đất nước trong thời đại này, hãy sống cống hiến, thể hiện chính mình. Hãy đi đừng ngại tâm bão, hãy để các em lớn lên và thay đổi cuộc đời mình”.
Thứ 4, các em phải trở thành những người có khát vọng cao đẹp. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, các em đang sống những năm tháng đẹp đẽ rực rỡ nhất của cuộc đời, tuổi thanh xuân sẽ một đi không trở lại, vậy để không bao giờ hối tiếc, hãy sống có khát vọng, lý tưởng và lên kế hoạch để biến khát vọng đó, lý tưởng đó, ước mơ đó thành hiện thực”.

>>> Mời độc giả xem thêm video Điểm chuẩn đại học 2021 cao chót vót:

Nguồn: VTV1

Vụ tố trưởng khoa của ĐH Luật Hà Nội cưỡng bức cô gái hiện ra sao?

Đại học Luật Hà Nội đang xác minh vụ tố cáo một trưởng khoa có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo. Trong khi đó, tình hình sức khỏe người tố cáo ổn định hơn.

Vụ tố trưởng khoa của ĐH Luật Hà Nội cưỡng bức cô gái hiện ra sao?

Sau gần 20 ngày tiếp nhận thông tin về việc một trưởng khoa bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm tư cách, đạo đức nhà giáo, ngày 14/4, người phát ngôn Đại học Luật Hà Nội cho biết nhà trường vẫn đang xác minh, giải quyết theo quy định.

"Khi nào có thông tin chính thức, trường sẽ thông tin", ông Trần Ngọc Định (người phát ngôn nhà trường) nói. Hôm 4/4, ông Định cũng cho biết "vụ việc phức tạp, vẫn còn thời gian nên chưa có thông tin gì mới".

Hiện trường vụ cháy kho hàng cạnh KTX Đại học Sư phạm TP HCM

Rạng sáng nay (18/4), một kho hàng sát cạnh Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm TP.HCM bốc cháy khiến nhiều sinh viên hoảng loạn tháo chạy.

Hiện trường vụ cháy kho hàng cạnh KTX Đại học Sư phạm TP HCM
Hien truong vu chay kho hang canh KTX Dai hoc Su pham TP HCM
 Khoảng 1h sáng cùng ngày, lửa bùng lên tại nhà kho Công ty TNHH thương mại sản xuất Phát Thành, địa chỉ số 351/1A đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, TP.HCM. ( Ảnh: Vietnamnet)
Hien truong vu chay kho hang canh KTX Dai hoc Su pham TP HCM-Hinh-2
Nhà xưởng rộng 1.000 m2, bên trong nhà xưởng chứa nhiều nguyên vật liệu dễ bén lửa như nhựa, keo, bao bì,... đã khiến đám cháy nhanh chóng lan rộng, bao trùm với ngọn lửa đỏ rực kèm khói đen bốc cuồn cuộn. (Ảnh: CAO)

Tuyển sinh đại học năm 2022: Thí sinh lo trượt đại học vì lọc ảo

Hôm qua, 8/5, Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của các trường đại học tại khu vực Hà Nội đã diễn ra tại ĐH Bách khoa Hà Nội.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Thí sinh lo trượt đại học vì lọc ảo

“Đói” thông tin

Nguyễn Hồng Nhinh, học sinh lớp 12 một trường THPT trên địa bàn Hà Nội có mặt tại gian hàng Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về ngành Kế toán. Nhi cho biết, ở trên lớp, do mới đến thời gian đăng ký thi tốt nghiệp nên giáo viên chủ nhiệm chỉ hướng dẫn sơ qua thông tin liên quan vấn đề này. Còn về hướng nghiệp, Nhinh phải tự tìm hiểu trên mạng internet hoặc gặp gỡ bộ phận tư vấn của các trường để chọn theo học ngành nào.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.