Tranh cãi Pháp-Nga về chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral

Pháp vừa gửi dự thảo chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga, trong đó đề xuất trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.

Trong khi đó, phía Nga tính toán thiệt hại lên tới 1,136 tỷ euro.
Tờ Kommersant ngày 15/5 dẫn nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga cho biết, Pháp đã gửi cho Moscow dự thảo văn bản về việc chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ về hợp đồng chế tạo và mua bán hai chiếc tàu Mistral.
Thỏa thuận sơ bộ về vụ mua hai tàu Mistral được ký kết giữa Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Juppé vào ngày 25/1/2011. Thỏa thuận chính thức được ký giữa tập đoàn Rosoboronexport và công ty đóng tàu DCNS của Pháp vào ngày 17/6/2011. Thời hạn cuối cùng để hoàn thành hợp đồng là ngày 16/5/2015 và có thể gia hạn thêm tới ngày 25/5/2015.
Tranh cai Phap-Nga ve cham dut hop dong ban tau Mistral
 Tàu Mistral Pháp đóng cho Nga vẫn không thể rời cảng.
Tuy nhiên đến thời điểm này, hợp đồng hiện không thể thực hiện được do áp lực của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Hơn nữa mỗi tháng trì hoãn, Pháp sẽ tổn thất khoảng 5 triệu euro phí bến bãi và bảo dưỡng tàu…
Theo nguồn tin của Kommersant, để kết thúc các tranh cãi căng thẳng và tổn thất kinh tế, Pháp đã gửi cho phía Nga dự thảo chấm dứt hợp đồng. Theo tài liệu này, Pháp đề xuất  trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.  
Tất nhiên, phía Nga không đồng ý với giải pháp này. Theo ước tính của Nga, những chi phí và tổn thất mà nước này phải gánh chịu khi thương vụ mua tàu Mistral bị đổ bể là 1,163 tỷ euro. Số tiền này bao gồm 892,9 triệu euro tiền đặt cọc và số còn lại là chi phí đào tạo thủy thủ đoàn điều khiển tàu (400 người), chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở Vladivostok, chi phí chế tạo trực thăng Ka-52k (4 chiếc nguyên mẫu) cho tàu Mistral.
Theo Kommersant, bất đồng vẫn không dừng lại ở đó. Người Pháp chưa tính tới những rủi ro và chi phí liên quan tới việc tháo dỡ tàu Mistral và hoàn lại các thiết bị do Nga chế tạo cho con tàu này. Theo quan điểm của Nga, Pháp phải gánh chịu các chi phí này.
Công ty đóng tàu DCNS của Pháp khẳng định rằng hợp đồng bị hủy vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ lý do này khi cho biết hai bên đã ký kết hợp đồng trên cơ sở luật pháp chứ không phải vì lý do nào.
Theo Kommersant, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cùng ngày đã gửi thông báo cho Tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp Louis Gauthier (người được ủy quyền đàm phán về vấn đề này), rằng Nga không hài lòng với đề xuất bồi thường của Pháp. Hiện Nga đang chuẩn bị gửi cho Pháp các ý kiến và đề xuất của mình bằng văn bản chính thức.
Trước đó, ngày 9/5, ông Rogozin lên tiếng cho rằng phía Pháp không thể đưa ra quyết định về việc bán tàu Mistral cho bất cứ ai mà không cần sự đồng ý của Moscow bởi Nga đang cầm trong tay giấy chứng nhận sở hữu những chiếc tàu này.

Nga muốn nhận tiền đền bù trong vụ Mistral

(Kiến Thức) - Nga muốn nhận được tiền đền bù từ Pháp về vụ Mistral hơn là nhận tàu bởi vì họ không có kế hoạch đem quân đổ bộ trong tương lai.

“Tôi không nhận thấy, quân đội mong muốn sử dụng tàu đổ bộ lớp Mistral này gấp cả. Tàu loại này có phạm vi hoạt động tương đối hạn chế. Chúng không phải là tàu phòng thủ mà chỉ là tàu đổ bộ mà thôi. Vì thế, phạm vi hoạt động của nó cũng bị hạn chế. Chưa kể, tôi thấy không có lý do nào để quân đội chúng ta cần đổ bộ ở nơi nào cả”, ông Sergei Shishkarev, quan chức thuộc Chính phủ Nga cho biết.
Tàu đổ bộ Mistral.
Tàu đổ bộ Mistral.
Bởi lẽ đó, sẽ là tốt hơn nếu Nga nhận tiền đền bù từ Pháp thay vì nhận hai tàu Mistral như đã ký kết, ông Shishkarev cho biết. “Trong khía cạnh này, người Pháp cư xử một cách nhất quán với lợi ích của chúng tôi”, ông nói thêm.

Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral

(Kiến Thức) - Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral và hy vọng người Nga vẫn có hai tàu sân bay trực thăng mà họ đã đặt mua.

Nhà báo Pháp Jean-Dominique Merchet, chuyên gia về các vấn đề quân sự, cho biết Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Pháp không muốn hủy bỏ  thỏa thuận Mistral vì không muốn có thêm hai tàu sân bay trực thăng nữa do vận hành và bảo dưỡng quá tốn kém.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Hải quân Pháp đã có ba tàu sân bay trực thăng Mistral được đưa vào phục vụ từ năm 2006 đến năm 2012. Theo nhà báo Merchet, Hải quân Pháp cảm thấy như vậy đã là quá đủ và không có nhu cầu bổ sung thêm tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Việc nhận thêm hai tàu lớp Mistral trong khi ngân sách không thay đổi đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều tàu chiến nhỏ hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.