Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral

(Kiến Thức) - Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral và hy vọng người Nga vẫn có hai tàu sân bay trực thăng mà họ đã đặt mua.

Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral
Nhà báo Pháp Jean-Dominique Merchet, chuyên gia về các vấn đề quân sự, cho biết Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Pháp không muốn hủy bỏ  thỏa thuận Mistral vì không muốn có thêm hai tàu sân bay trực thăng nữa do vận hành và bảo dưỡng quá tốn kém.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Hải quân Pháp đã có ba tàu sân bay trực thăng Mistral được đưa vào phục vụ từ năm 2006 đến năm 2012. Theo nhà báo Merchet, Hải quân Pháp cảm thấy như vậy đã là quá đủ và không có nhu cầu bổ sung thêm tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Việc nhận thêm hai tàu lớp Mistral trong khi ngân sách không thay đổi đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều tàu chiến nhỏ hơn.
Nhà báo Merchet nhận định: “Đó quả là một cơn ác mộng thực sự đối với các vị đô đốc, những người lo sợ tình trạng mất cân bằng trong lực lượng Hải quân Pháp do quá phụ thuộc vào một vài tàu chiến lớn”.
Có nhiều khả năng  Pháp sẽ không thể tìm được khách hàng thay thế mua tàu Mistral, vì cho đến nay không có nước nào ngỏ ý muốn loại tàu này.
Trước đó, nhà báo Merchet cho biết rằng việc chi phí bảo trì cho hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral (mà Nga đặt mua và hiện đang neo đậu tại cảng ở Saint-Nazaire) lên tới 5 triệu euro mỗi tháng. Trong trường hợp Pháp quyết định không chuyển giao tàu Mistral cho Nga, nước Pháp sẽ phải trả lại số tiền mà Moscow đã trả trước là 890 triệu euro. Toàn bộ số tiền (kể cả tiền phạt và bồi thường thiệt hại) mà Pháp phải trả cho Nga lên tới một tỷ euro.
Năm 2011, Pháp và Nga đã ký hợp đồng trị giá 1,5 tỷ euro mua  hai tàu Mistral. Việc bàn giao tàu Mistral đầu tiên đã được dự kiến vào tháng 10/2014, nhưng Pháp đã quyết định giữ lại hai tàu Mistral, với lý do Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Pháp ra điều kiện để giao tàu Mistral cho Nga

(Kiến Thức) - Lệnh ngừng bắn và Giải pháp chính trị ở Ukraine là điều kiện quan trọng cho việc chuyển giao tàu chiến Mistral cho Nga, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói.

Pháp ra điều kiện để giao tàu Mistral cho Nga
Vào ngày 4/9, Tổng thống Hollande tuyên bố, Pháp đã đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng trên với Nga. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ khả năng rằng, việc chuyển giao chiến hạm này phụ thuộc vào tình hình tiến triển ở miền đông Ukraine.
Ông Hollande cho biết rằng, những điều kiện phía trên hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu một khi tình hình xấu đi, Pháp có thể trì hoãn hợp đồng này một lần nữa.

TT Hollande: Chưa biết thời điểm bàn giao Mistral

(Kiến Thức) - Tổng thống Pháp Hollande cho rằng hiện giờ vẫn chưa thể giao cho Nga tàu sân bay Mistral do "chưa đáp ứng một số điều kiện cần thiết".

TT Hollande: Chưa biết thời điểm bàn giao Mistral
Tổng thống Pháp Hollande cho rằng điều kiện cần thiết để bàn giao tàu sân bay Mistral cho Nga là phải tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở đông Ukraine và thực thi các điều khoản trong bản thỏa thuận Minsk mới.
Ông Hollande cho biết nếu xung đột ở Ukraine được giải quyết, châu Âu sẽ thực hiện những bước đi nới lỏng lệnh trừng phạt với Nga.

Làm thế nào để Mỹ đánh bại IS, kiềm chế Iran?

(Kiến Thức) - Phối hợp với nhau, Washington và Tehran có thể đánh bại IS, nhưng chiến thắng sẽ rơi vào tay Iran và làm hỏng quan hệ giữa Mỹ với Ả-rập Xê-út và Israel.

Làm thế nào để Mỹ đánh bại IS, kiềm chế Iran?
Đó là nhận định của Sean Mirski, một chuyên gia Mỹ về các vấn đề quốc tế.
Theo chuyên gia Sean Mirski, sau khi đánh bại Nhà nước Hồi giáo, Washington phải đảm bảo có sự cân bằng quyền lực kinh tế ở khu vực Trung Đông vốn bị xáo trộn bởi Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai, mùa xuân Ả-rập và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.