Trăn đất bỗng dưng “lạc trôi” trên biển Hà Tĩnh: Quý hiếm thế nào?

Trăn đất bỗng dưng “lạc trôi” trên biển Hà Tĩnh: Quý hiếm thế nào?

Khi đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Kỳ Anh, một ngư dân ở Hà Tĩnh bỗng bắt gặp con trăn đất dài 2,6m, nặng 9kg đang quấn trên một gốc cây, lênh đênh trên biển.

Vừa qua, ông Nguyễn Đình Truyền ở thôn Phú Lợi (Kỳ Phú) đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Kỳ Anh, cách bờ khoảng 30 km thì bắt gặp một con trăn đất dài 2,6m, nặng 9kg đang quấn trên một gốc cây, lênh đênh trên biển.
Vừa qua, ông Nguyễn Đình Truyền ở thôn Phú Lợi (Kỳ Phú) đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Kỳ Anh, cách bờ khoảng 30 km thì bắt gặp một con trăn đất dài 2,6m, nặng 9kg đang quấn trên một gốc cây, lênh đênh trên biển.
Con trăn đất có thể ở trên rừng ở Nghệ An, do mưa bão nên bị trôi ra biển. Sau đó, Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh phối hợp với chính quyền xã Kỳ Phú đã đến tuyên truyền, vận động ông Nguyễn Đình Truyền bàn giao trăn đất để lực lượng chức năng thả về tự nhiên.
Con trăn đất có thể ở trên rừng ở Nghệ An, do mưa bão nên bị trôi ra biển. Sau đó, Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh phối hợp với chính quyền xã Kỳ Phú đã đến tuyên truyền, vận động ông Nguyễn Đình Truyền bàn giao trăn đất để lực lượng chức năng thả về tự nhiên.
Hiện nay, con trăn đất đã được bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, chăm sóc sức khỏe, sau đó thả về môi trường tự nhiên.
Hiện nay, con trăn đất đã được bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, chăm sóc sức khỏe, sau đó thả về môi trường tự nhiên.
Trăn đất có tên khoa học là Python molurus, là loài động vật nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, có nguy cơ tuyệt chủng, cần ưu tiên bảo tồn.
Trăn đất có tên khoa học là Python molurus, là loài động vật nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, có nguy cơ tuyệt chủng, cần ưu tiên bảo tồn.
Trích tài liệu của Sách Đỏ Việt Nam cho biết, trăn đất Python molurus là loài rắn lành cỡ rất lớn trong họ nhà trăn Pythonidae, kích thước trung bình khoảng từ 4 - 6m và nặng hơn 100 kg.
Trích tài liệu của Sách Đỏ Việt Nam cho biết, trăn đất Python molurus là loài rắn lành cỡ rất lớn trong họ nhà trăn Pythonidae, kích thước trung bình khoảng từ 4 - 6m và nặng hơn 100 kg.
Trăn đất có đầu dài, nhỏ. Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Có hai cựa nhỏ, hình móng nằm ở hai bên khe huyệt. Cựa trăn cái ngắn, ẩn sâu trong hốc bên khe huyệt.
Trăn đất có đầu dài, nhỏ. Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Có hai cựa nhỏ, hình móng nằm ở hai bên khe huyệt. Cựa trăn cái ngắn, ẩn sâu trong hốc bên khe huyệt.
Đầu trăn đất có màu nâu xám, mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Mặt trên lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt có một dãy những vết lớn dài, màu nâu đỏ viền đen. Mặt bụng màu vàng hay nâu vàng có những đốm nâu hay đen.
Đầu trăn đất có màu nâu xám, mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Mặt trên lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt có một dãy những vết lớn dài, màu nâu đỏ viền đen. Mặt bụng màu vàng hay nâu vàng có những đốm nâu hay đen.
Trăn đất thường sống ở các rừng thưa, savan, cây bụi hay ven các rừng già, ở các đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo. Chúng ưa sống gần các vực nước, đầm lầy.
Trăn đất thường sống ở các rừng thưa, savan, cây bụi hay ven các rừng già, ở các đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo. Chúng ưa sống gần các vực nước, đầm lầy.
Trăn đất có thể leo lên cây và thích cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước. Riêng ở đồng bằng Nam bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây.
Trăn đất có thể leo lên cây và thích cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước. Riêng ở đồng bằng Nam bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây.
Còn ở miền Bắc Việt Nam về mùa đông, trăn đất trú đông từ 2 đến 4 cá thể trong những hang hốc tự nhiên để tránh rét. Chúng chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm, nhiều nhất vào lúc xẩm tối. Chúng ưa ngâm mình vào trong nước trong những ngày nóng bức.
Còn ở miền Bắc Việt Nam về mùa đông, trăn đất trú đông từ 2 đến 4 cá thể trong những hang hốc tự nhiên để tránh rét. Chúng chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm, nhiều nhất vào lúc xẩm tối. Chúng ưa ngâm mình vào trong nước trong những ngày nóng bức.
Trăn đất ăn những loài thú nhỏ (chủ yếu gặm nhấm, đôi khi cả hươu nai cỡ nhỏ, chim và những loài ếch nhái, bò sát). Trăn cái mang thai khoảng hai tháng đến ba tháng sáu ngày, đẻ từ 15 đến 60 quả trứng. Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng.
Trăn đất ăn những loài thú nhỏ (chủ yếu gặm nhấm, đôi khi cả hươu nai cỡ nhỏ, chim và những loài ếch nhái, bò sát). Trăn cái mang thai khoảng hai tháng đến ba tháng sáu ngày, đẻ từ 15 đến 60 quả trứng. Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng.
Sau khoảng hai tháng (56 - 85 ngày) thì trứng nở: Trăn sơ sinh dài khoảng 52 - 61cm và nặng khoảng 80 - 140g. Lột xác lần đầu khoảng 7 - 10 ngày sau khi nở.
Sau khoảng hai tháng (56 - 85 ngày) thì trứng nở: Trăn sơ sinh dài khoảng 52 - 61cm và nặng khoảng 80 - 140g. Lột xác lần đầu khoảng 7 - 10 ngày sau khi nở.
Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.